4.1 Các hóa chất dùng để xử lý nước
Trong đại đa số các trường hợp, để thu được nước có chất lượng
thỏa mãn yêu cầu của các đối tượng dùng nước khác nhau, trong quá trình xử lý
phải dùng các hóa chất khác nhau hoặc phải dùng hóa chất thích hợp để khôi phục
lại khả năgn hấp thụ của hạt vật liệu lọc. Các hóa chất thường dùng: phèn nhôm
(Al2(SO4)3.18H2O), phèn sắt (FeSO4.7H2O)
>> Xem thêm: công nghệ xử lý nước thải
>> Xem thêm: công nghệ xử lý nước thải
Các chất dùng để tăng cường quá trình keo tụ
Để đẩy nhanh quá trình keo tụ khi xử lý nước thải có màu, độ đục
tháp, khi nhiệt độ nước thấp người ta dùng các chất tăng cường để làm cho các
bông cặn tạo nên có kích thước lớn và rắn chắc. Thường hay dùng là axit silixic
hoạt tính (Na2O)m(SiO2)n sản xuất từ thủy tinh lỏng
Hóa chất thường dùng để khử trùng nước: Clo
lỏng, Hypoclorit NaClO, Hypoclorit canxi Ca(ClO)2, Clorua vôi, Amoni
sunfat
Hóa chất dùng để làm mềm, kiềm hóa và ổn định
nước: Vôi chưa tôi, NaOH, H2SO4, ,Na2CO3,
HCl, NaCl, NaPO4.12H2O
Hóa chất dùng để xử lý chống gỉ, chống
rung, rêu, tảo và các quá trình sinh học khác: hexameta photphat natri
(NaPO3)6, Đồng sunfat
Hóa chất dùng trong các quá trình xử lý
khác: Na2SiF6, NaF, Na2SO3.7H2O,
than hoạt tính dạng hạt
4.2 Thiết bị hòa tan phèn:
Tốc độ hòa tan cùa phèn cục ở trong nước tăng nhanh khi giảm
kích thước của phèn cục, tăng cường độ tuần hòa của nước trong bể hòa tan và
tăng nhiệt độ của nước. Vì thế phải đập nhỏ phèn trước khi cho vào bể hòa tan
và thực hiện khuấy trộn dung dịch trong bể hòa tan bằng thiết bị khuấy cơ khí,
bằng khí nhén hoặc bằng bơm tuần hòa nước
Dung dịch
của thùng hòa tan xác định phụ thuộc vào phương pháp dự trữ phèn. Có hai phương
pháp dự trữ phèn tại nhà máy nước: Dự trữ khô và dự trữ ướt
Dự trữ khô: phèn đụng trong bap xếp
thành đống cap 2.0m trong kho. Hàng ngày đem cân các bao phèn theo khối lượng rồi
cho vào bể hòa tan để hòa thành dung dịch
Dự trữ ướt:
Phèn vận chuyển đến nhà máy để
ngay vào bể hòa tan, ở đây phèn được bảo quản dưới dạng dung dịch
Ưu điểm: giảm nhẹ được
lao đông trong việc cân dông để pha chế hang ngày, dễ cơ giới hóa, không bị hao
hụt phèn
Nhược điểm: phải xây dựng
bể dung dịch lớn, do đó diện tích bề mặt cần chống ăn mòn lớn
4.3 Thiết bị tôi vôi, pha chế sữa vôi và dung dịch
vôi bão hòa:
Để định lượng vôi vào nước phải
tôi vôi cục hoặc hòa tan vôi tôi bột rồi pha chế thành sữa vôi hoặc dung dịch
vôi bão hòa
Vôi bột có thể không cần
tôi mà định lượng thẳng vào nước bằng thiết bị định lượng bột khô. Do vôi bột đắt
hơn vôi cục, việc vận chuyển đòi hỏi bao bì phức tạp và dự trữ khô trong kho ở
điều kiện khí hậu nhiệt ẩm như nước ta rất dễ bị cacbonat hóa làm tăng lượng cặn
không hòa tan trong nước, hơn nữa khi định lượng ở dạng vôi bột bụi hay lên nhiều
gây độc hại cho công nhân. Vì thế ở nước ta không dùng phương pháp này
4.4 Thiết bị pha chế dung dịch soda, xút, hexameta
photphat natri
Soda được hòa tan trong các
thùng bằng thép hoặc bêtông có đặt thiết bị khuấy trộn cơ khí hoặc khí nén.
Dùng nước nóng, quá trình hòa tan các chất này sẽ nhanh hơn rất nhiều. Nồng độ
dung dịch lấy khoảng 5%
Hexameta photphat natri
được hòa tan trong các thùng có lớp cách ly bảo vệ chống gỉ, nồng độ dung dịch
0.5 – 3%
Thời gian hòa tan
hexameta photphat natri để thu được nồng độ 3%, nếu là nước lạnh phải mất từ 4
– 5h, nếu nước nóng 500C mất gần 2h và phải khuấy trộn liên tục.
4.5 Thiết bị khuấy trộn bằng khí nén:
Để tăng cường quá trình hòa
tan phèn và các hóa chất khác trong các bể hòa tan hoặc để khuấy trộn đều bằng
dung dịch trong các bể tiêu thụ có thể dùng khí nén
Cường độ gió để hòa tan
phèn chọn từ 4 – 5 l/sm2, để trộn đều dung dịch trong các thùng tiêu
thụ là 2 – 3 l/sm2
4.6 Kho chứa hóa chất:
Kích thước kho chứa xác định
theo khả năng mua và vận chuyển hóa chất đến nhà máy. Nếu hóa chất phải mua ở
xa, vận chuyển khó khăn thì chọn thời gian dự trữ dài ngày. Thường với cự ly vận
chuyển tring bình, phương tiện vận chuyển bằng ôtô chọn thời gian dự trữ 15
ngày đến 3 tháng tính theo thời kỳ dùng hóa chất cao nhất
Chiều cao của lớp hóa
chất trong các kho dự trữ khô chọn như sau:
- Phèn nhôm cục: 2m
- Vôi cục chưa tôi: 1,5m
- Phèn sunfat sắt đựng
trong bao giấy: 2m
- Clorua sắt đựng trong
các thùng 2,5m
- Muối ăn đổ thành đống:
2 – 2,5m
- Than hoạt tính đựng trong
bao giấy: 2,5m
Các hóa chất như phèn,
muối ăn nên dự trữ ướt vì dễ cơ khí hoác các quá trình hòa tan và định lượng
Nếu dự trữ ướt phèn cục
thể tích kho được tính theo chỉ tiêu 1,5m2 cho một tấn phèn cục cần
dự trữ
Kho phải lợp mái để chống
bụi và mưa, phải thuận tiện cho việc bốc dỡ hóa chất từ các phương tiện vận
chuyển xuống kho, phải đặt các thiết bị để cơ khí các quá trình thao tác trong
kho
4.7 Thiết bị định lượng hóa chất vào nước
Các hóa chất thường dùng
trong xử lý nước như: phèn Al2(SO4)3.18H20,
FeCl3, các chất trợ keo tụ cao phân tử PAC. Các chất dùng để ổn định
pH như vôi, soda Na2CO3, xút NaOH, axit H2SO4,
HCl. Chất khử trùng nước: clo, ozon,…thường được định lượng vào nước dưới dạng
dung dịch lỏng