Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

Lời nói đầu:

QCVN  02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số:  05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng  6 năm 2009.

PHẦN I.
QUY ĐỊNH CHUNG

I. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước thải sinh hoạt).
II. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).
2. Cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
III. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
2. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water có nghĩa là Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải.
3. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh United States Environmental Protection Agency có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
4. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.
5. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có nghĩa là đơn vị đo độ đục.

PHẦN II.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng 

TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giới hạn
tối đa cho phép
Phương pháp thử
Mức độ giám sát
I
II
1
Màu sắc(*)
TCU
15
15
TCVN 6185 - 1996
(ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120
A
2
Mùi vị(*)
-
Không có mùi vị lạ
Không có mùi vị lạ
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B
A
3
Độ đục(*)
NTU
5
5
TCVN 6184 - 1996
(ISO 7027 - 1990)
hoặc SMEWW 2130 B
A
4
Clo dư
mg/l
Trong khoảng  0,3-0,5
-
SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1
A
5
pH(*)
-
Trong khoảng 6,0 - 8,5
Trong khoảng 6,0 - 8,5
TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+
A
6
Hàm lượng Amoni(*)
mg/l
3
3
SMEWW 4500 - NH3 C hoặc
SMEWW 4500 - NH3 D
A
7
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*)
mg/l
0,5
0,5
TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe
B
8
Chỉ  số Pecmanganat
mg/l
4
4
TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)
A
9
Độ cứng tính theo CaCO3(*)
mg/l
350
-
TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C
B
10
Hàm lượng Clorua(*)
mg/l
300
-
TCVN6194 - 1996
(ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D
A
11
Hàm lượng Florua
mg/l
1.5
-
TCVN 6195 - 1996
(ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F-
B
12
Hàm lượng Asen tổng số
mg/l
0,01
0,05
TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B
B
13
Coliform tổng số
Vi khuẩn/ 100ml
50
150
TCVN 6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222
A
14
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt
Vi khuẩn/ 100ml
0
20   
TCVN6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222
A
Ghi chú:
- (*)  Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy). 


PHẦN III.
CHẾ ĐỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC

I. Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng
- Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện.
II. Giám sát định kỳ
1. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:
- Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý;
 - Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
2. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:
- Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý;
- Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
III. Giám sát đột xuất
1. Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất:
a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;
b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;
c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.
2. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
IV. Các chỉ tiêu có thể được xác định bằng phương pháp thử nhanh sử dụng bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường. Các bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
PHẦN IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước
1. Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
II. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, thành phố.
III. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
IV. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. 

Hệ thống sản xuất nước tinh khiết

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TINH KHIẾT:
he thong san xuat nuoc tinh khiet Hệ thống sản xuất nước tinh khiết
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TINH KHIẾT:
Dòng nước xử lý đạt tiêu chuẩn sinh hoạt được sử dụng để xử lý thành nước tinh khiết, nước đầu vào chứa tại bồn trung gian. Tại đây nước sẽ được bơm vào Thiết bị lọc than hoạt tính nhằm hấp thụ màu, mùi vị lạ, cải thiện mùi vị của nước. Dòng nước tiếp tục chảy vào thiết bị trao đổi ion, vật liệu trao đổi là hạt cationit R-Na. Đây là quá trình làm mềm nước và loại bỏ một số cation có hại dựa trên tính chất của một số chất không tan hoặc hầu như không tan trong nước (cationit), nhưng có khả năng trao đổi ion, khi ngâm trong nước các chất này hấp thụ cation của muối hòa tan lên bề mặt hạt và nhả vào nước một số lượng tương đương cation đã được cấy lên bề mặt hạt từ trước. Trong quá trình này, các ion gây nên độ cứng trong nước sẽ được loại ra khỏi nước. Sau một thời gian xử lý, các hạt cationit sẽ bị bão hòa bởi các cation của các muối hòa tan trong nước, do đó lúc này cần tái sinh các hạt cationit.
Áp lực dòng nước tiếp tục đẩy qua hai cột lọc tinh được lắp song song (0.5 µm). Tại đây nước được lọc tinh thông qua bộ lọc 20” có kích thước 0.5 µm nhằm loại bỏ những tạp chất lơ lửng bé có kích thước > 0.5 µm tạo cho nước có độ trong tốt nhất, đảm bảo cho khả năng hoạt động ổn định của hệ thống thẩm thấu ngược (RO). Nước sau lọc tinh đã hoàn toàn được khử cứng và chảy vào bồn chứa nước mềm.
Tại bể chứa nước mềm, bơm cao áp sẽ tiếp tục đưa nước vào hệ thống RO. Hệ thống thẩm thấu ngược (RO)là quá trình xử lý quan trọng trong việc quyết định chất lượng nước thành phẩm. Tại đây dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu, màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion hóa trị một còn lại có trong nước, đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh khiết cao. Nước thành phẩm được chứa trong bồn chứa nước sạch đạt tiêu chuẩn cấp vào sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Tiếp theo là công đoạn Khử trùng. Ở bồn chứa nước sạch khí Ozone từ đèn phát Ozone sẽ hoà tan vào nước. Dưới tác dụng oxy hoá mạnh của Ozone, các vi sinh vật trong nước sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo an toàn cho nước về mặt vi sinh. Đồng thời một số chất hữu cơ còn sót lại sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Lúc này nước đã đạt tiêu chuẩn nước tinh khiết và được bơm cấp vào nơi đóng bình. Sau đó nước được khử trùng bằng tia cực tím (tia UV). Tia UV có tác dụng tiêu diệt tế bào vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh và chống tái nhiễm khuẩn cho nước trong các bình chứa.
Giá trị nước ra của hệ thống sản xuất nước tinh khiết từ nước cấp sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước tinh khiết.(QCVN 6-1:2010/BYT).
>> Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống xử lý khí thải, hệ thống xử lý chất thải rắn

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Hệ thống xử lý nước cấp văn phòng

Nước được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính acid và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:

  • Độ đục thấp.
  • Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S…
  • Chứa nhiều khoáng chất hoà tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo.
  • Không có hiện diện của vi sinh vật
Theo khảo sát, nguồn nước ngầm ở khu vực chủ yếu bị nhiễm sắt và mangan với hàm lượng tương đối cao, pH của nước thấp (pH = 5 – 6 ). Nước khi bơm lên thì rất trong nhưng khi để một thời gian nước sẽ có màu vàng nâu vì hàm lượng sắt trong nước bị oxy hoá. Do đó cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước cấp văn phòng nhằm đảm bảo việc cung cấp nước sinh hoạt đúng tiêu chuẩn.
Chất lượng nước sau khi được xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế QCVN 01 : 2009/BYT do cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT – BYT ngày 17/06/2009.
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP VĂN PHÒNG:
Nuoc cap van phong Hệ thống xử lý nước cấp văn phòng
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP VĂN PHÒNG:
Đầu tiên nước thô được bơm vào thiết bị làm thoáng tự nhiên bằng giàn mưa (đã có) nhằm mục đích khử hydrosunfua(H2S), các khí độc hòa tan trong nước, khử cacbondioxit (CO2), nâng pH và hoà tan oxy. Nước trước khi vào thiết bị làm thoáng sẽ được bổ sung thêm NaOH để nâng pH nhằm tạo môi trường tối ưu cho phản ứng thuỷ phân xảy ra hiệu quả.
Sau đó nước đi vào bể lắng. Tại đây dưới tác dụng của oxy hòa tan và pH phù hợp phản ứng thuỷ phân và kết tủa xảy ra theo sơ đồ sau:
Fe2+ + O2 → Fe3+
Fe3+ + H2O → Fe(OH)3¯
Kết tủa hình thành và lắng xuống đáy bể. Trong quá trình đi xuống các hạt kết  tủa bé sẽ kết dính lại với nhau hình thành các bông cặn lớn, dễ lắng. Quá trình làm việc của bể lắng theo chu kỳ. Khi bể lắng đầy thì ngưng bơm cấp nước và thực hiện quá trình lắng. Khi các bông cặn đã lắng hết thì bơm cao áp sẽ vận chuyển nước sang hệ thống thiết bị oxy hóa xúc tác – lọc.
Quá trình làm việc trong thiết bị oxy hóa bằng xúc tác hai thành phần nhằm khử triệt để sắt và mangan còn lại mà quá trình oxy hóa – thủy phân không tách hết được. Qua thời gian lọc từ 3 -4 ngày sẽ hình thành lớp màng xúc tác trên bề mặt vật liệu. Lúc này quá trình khử sắt sẽ xảy ra với tốc độ cao nhất. Kết quả là toàn bộ sắt và mangan trong nước sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Nước sau khi hoàn tất quá trình khử sắt sẽ tiếp tục chảy qua thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ phần kết tủa còn lại và các chất lơ lửng nhằm tạo cho nước có độ trong cần thiết. Nước sau xử lý sẽ chảy về bể chứa nước sạch.
Định kỳ thiết bị lọc áp lực sẽ được vệ sinh rửa lọc để tách bỏ các kết tủa, cặn lơ lửng bám trên bể mặt lớp vật liệu. Nước rửa bể lọc và bùn thải sẽ được đưa ra bể chứa bùn để tách nước. Cặn rắn sẽ được giữ lại ở đáy bể và hút bỏ định kì. Phần nước tách ra sẽ chảy vào cống thải.