Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

KỸ SƯ MÔI TRƯỜNG...BẠN CÓ NÊN CHỌN NGHỀ NÀY?

Những lý do để ngành môi trường hấp dẫn bạn:
  •    1
    Mối quan tâm chung của toàn xã hội
    Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất cả các quốc gia. Ngày nay, vấn đề môi trường đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người nên thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Việc bảo vệ môi trường không những được các nhà lãnh đạo quan tâm mà cả những người dân bình thường cũng rất chú ý. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro môi trường.
    Ai trong chúng ta cũng đều mong muốn sống và làm việc trong một môi trường trong sạch và an toàn. Đây là một điều kiện thuận lợi để bạn có thể góp sức mình trong nhiệm vụ chung của đất nước.
    Năm 2005, tổng kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của nước ta khoảng gần 51,8 triệu USD, gấp 10 lần so với mười năm về trước Việt Nam hiện được thế giới công nhận là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều rừng, đầm lầy, sông suối... tạo nên môi trường sống của khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.
  •    2
    Môi trường làm việc năng động và đa dạng
    Như bạn đã biết, điều kiện hoạt động của ngành môi trường rất rộng. Bạn có thể làm việc trong những khu công nghiệp với những dây chuyền máy móc hiện đại hoặc làm việc trong cơ quan Nhà nước, trong những phòng thí nghiệm , trung tâm nghiên cứu v.v... Và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn trở thành đại diện của một tổ chức môi trường quốc tế, làm việc tại các thành phố lớn hay miền xa xôi nào đó của Tổ quốc.
    Do yêu cầu của công việc, nhà môi trường thường phải đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người. Nếu bạn là người năng động, yêu thích học hỏi và khám phá, hoạt động trong ngành môi trường là cơ hội để bạn thoả chí "lãng du bốn phương" của mình...
  •    3
    Cơ hội tiếp cận khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại
    Các nhà máy sản xuất trong các khu công nghiệp hay các bệnh viện hiện nay đều cần có những quy trình xử lý khí thải, nước thải cũng như rác thải độc hại, nguy hiểm. Vận hành và giám sát vận hành những dây chuyền ấy, ngoài kỹ sư tự động hoá hay cơ khí còn cần đến những kỹ sư môi trường giỏi chuyên môn. Ngày nay, một trong những xu hướng nghiên cứu lớn nhất của khoa học kỹ thuật thế giới là tạo ra các quy trình công nghệ thân thiện với môi trường. Bởi vậy, làm việc trong ngành môi trường, bạn sẽ được tiếp cận với những công nghệ mới, những máy móc hiện đại nhất.
  •    4
    Cơ hội học tập ở những nước phát triển
    Các nghiên cứu, ứng dụng về môi trường còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Để sớm tiến kịp thế giới, chúng ta phải học hỏi, kế thừa kinh nghiệm, công nghệ từ các nước tiên tiến. Việc xây dựng nguồn nhân lực mạnh, có trình độ cao, tiếp cận được với những công nghệ mới nhất về môi trường của thế giới đang được Nhà nước tập trung đầu tư. Bởi vậy, nhiều cán bộ trẻ về môi trường đã được cử đi đào tạo tại nước ngoài. Với những kiến thức bài bản và thực tiễn phong phú tiếp thu được, họ trở về và đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ môi trường, vì mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
  •    5
    Sống hòa mình với thiên nhiên
    Trở thành một nhà môi trường, cuộc sống của bạn gắn chặt với thiên nhiên như rừng, khu bảo tồn thiên nhiên hay vườn quốc gia v:v... Những nơi đó đang rất cần bạn, nhà hoạt động môi trường tâm huyết, vì lợi ích của nhân dân, quốc gia, và cả hành tinh. Dù bạn chuyên về vấn đề môi trường tại các thành phố, nhà máy, xí nghiệp v.v... cũng không có nghĩa bạn sẽ xa rời thiên nhiên.
  •    6
    Những khó khăn loạn sẽ phải đối mặt
    Làm việc trong ngành môi trường nghĩa là bạn chấp nhận một cuộc đấu tranh để gìn giữ, bảo vệ môi trường.
    Vì lợi ích cá nhân, có không ít người đang ngang nhiên phá hoại môi trường. Chẳng hạn như những kẻ lâm tặc, chặt phá rừng trái phép, buôn bán động vật hoang dã. Là một nhà môi trường tận tâm, bạn đi đầu trong việc ngăn chặn những kẻ phá hoại ấy. Trong công cuộc đấu tranh không khoan nhượng nhằm gìn giữ màu xanh cho Hành tinh xanh, đã có những nhà môi trường không chỉ đổ mồ hôi, nước mắt mà cả máu.
    Đầu tháng 1 năm 2006, các tàu của tổ chức Hòa bình Xanh và Người canh biển đã ngăn cản một tàu săn cá voi của Nhật Bản tại Nam Thái Bình Dương. Một số vụ va chạm nghiêm trọng đã xảy ra giữa hai bên.
    Những nhà môi trường không thể bảo vệ môi trường nếu chỉ ngồi một chỗ
    Họ phải đi vào thực tế để tìm hiểu nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề cùng nhau tìm ra những cách giải quyết hợp lý. Nghề nghiệp mà bạn đã lựa chọn đòi hỏi bạn phải biết hy sinh những lợi ích của bản thân vì lợi ích của nhiều người. Nhưng qua bão giông mới biết tùng bách cứng. Không ai muốn khó khăn, gian khổ. Nhưng biết chấp nhận gian khó để vượt lên thì ta sẽ thực sự trưởng thành.
  • Theo nguồn: trithucsong.com

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRƯỜNG HỌC TỐI ƯU

<a href=

Nước được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính acid và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:

  • Độ đục thấp.
  • Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S…
  • Chứa nhiều khoáng chất hoà tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo.
  • Không có hiện diện của vi sinh vật.
Theo khảo sát, nguồn nước ngầm ở khu vực Long An chủ yếu bị nhiễm sắt và mangan với hàm lượng tương đối cao, pH của nước thấp (pH = 4 – 5). Nước khi bơm lên thì rất trong nhưng khi để một thời gian  nước sẽ có màu vàng nâu vì hàm lượng sắt trong nước bị oxy hoá.
Hiện tại trường PTTH Hậu Nghĩa đã có hệ thống xử lý nước cấp. Tuy nhiên do đầu tư đã nhiều năm nên một số máy móc không còn hoạt động. Do vậy chất lượng nước sau xử lý không đạt tiêu chuẩn sử dụng.
Đặc trưng nguồn nước ngầm ở khu vực Long An có pH thấp, hàm lượng Sắt, Mangan cao vượt mức tiêu chuẩn nước sinh hoạt nhiều lần, còn các giá trị khác thì đạt yêu cầu. Vì vậy cần xây dựng hệ thống xử lý nước cấp cho trường PTTH Hậu Nghĩa để điều chỉnh pH, khử hàm lượng sắt và mangan trong nước nhằm  đảm bảo việc cung cấp nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18-4-2002.
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Hệ thống xử lý nước cấp trường học
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Đầu tiên nước thô được bơm vào thiết bị làm thoáng nhằm mục đích khử hydrosunfua(H2S), khử cacbondioxit(CO2), nâng pH và hoà tan oxy. Ở thiết bị làm thoáng không khí sẽ được thổi vào bằng quạt cấp khí, bên trong thiết bị này có bố trí lớp vật liệu đệm với bề mặt tiếp xúc cao nhằm tăng cường khả năng hoà tan oxy vào trong nước. Nước ra khỏi thiết bị làm thoáng sẽ được bổ sung thêm Soda để tạo điều kiện tối ưu cho phản ứng thuỷ phân xảy ra hiệu quả.
Sau đó nước thải đi vào bể lắng. Tại đây dưới tác dụng của oxy hoà tan và pH phù hợp phản ứng thuỷ phân và kết tủa xảy ra theo sơ đồ sau:
Fe2+ + O2 -> Fe3+
Fe3+ + H2O -> Fe(OH)3¯
Kết tủa hình thành và lắng xuống đáy bể. Trong quá trình đi xuống các hạt kết  tủa bé sẽ kết dính lại với nhau hình thành các bông cặn lớn, dễ lắng. Phần nước trong thu được bên trên bể lắng chưá các cặn bé không lắng được, đi vào máng thu nước và chảy sang ngăn chứa trung gian.
Từ  bể trung gian nước sẽ được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ phần kết tủa còn lại và các chất lơ lửng nhằm tạo cho nước có độ trong cần thiết. Áp lực dư của bơm sẽ vận chuyển nước lên đài nước của để phân phối đến nơi sử dụng.
Định kỳ thiết bị lọc áp lực sẽ được vệ sinh rửa lọc để tách bỏ các kết tủa, cặn lơ lửng bám trên bể mặt lớp vật liệu. Nước rửa bể lọc và bùn thải sẽ được đưa ra sân phơi bùn  để tách nước. Cặn rắn sẽ được giữ lại trên lớp vật liệu và cào bỏ định kì. Phần nước tách ra sẽ chảy vào cống thải.
Bùn thải từ bể lắng, và khi rửa lọc sẽ được xả ra sân phơi bùn để xử lý.
Theo nguồn: moitruongmivitech.com