Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

THẬT TUYỆT KHI CÔNG VIÊN BIẾN THÀNH HỒ NƯỚC

Công viên Gruener See ở Áo là một điểm cắm trại lý tưởng vào mùa hè nhưng đến mùa xuân, khi tuyết tan, nó biến thành hồ nước sâu hơn 12 mét với phong cảnh tuyệt đẹp.
Gruener See là một thắng cảnh đặc biệt ở phía nam bang Styria, Áo. Vào mùa hè và cuối đông, đây là địa điểm cắm trại lý tưởng của khách tham quan. Nhưng đến mùa xuân, khi tuyết ở các dãy núi gần đó tan chảy, cả công viên chìm trong nước với độ sâu hơn 12 mét.

Hai nhiếp ảnh gia dưới nước hàng đầu ở Áo, Gerald Kapfer và Harald Hois, đã tác nghiệp tại Gruener See và chupj những bức ảnh phong cảnh dưới nước độc đáo.




Các ảnh của Kapfer và Hois cho người xem thấy cảnh một công viên vào mùa hè biến thành một hồ nước vào mùa xuân.




Chúng nằm trong dự án đầu tư của Áo nhằm bảo vệ các sông, suối, hồ.




Hai nhiếp ảnh gia trưng bày những bức ảnh tuyệt đẹp tại triển lãm Thế giới dưới nước ở Trung tâm Sinh học phía nam thành phố Linz.




Stephan Weigl, người phụ trách cuộc triển lãm, cho biết: “Nhiều người rất ngạc nhiên khi biết đây là những cảnh tại Áo chứ không phải ở một thắng cảnh kỳ diệu như Maldives. Nhưng chúng tôi thực sự có một phong cảnh thủy sinh đẹp mà đôi khi người dân bỏ qua nó giữa số lượng lớn các kỳ quan thiên nhiên ở các nước khác”.




Cả rừng cây ngập hoàn toàn dưới nước với độ sâu hơn 12 mét.




Các loài động thực vật ở Gruener See thích nghi với cuộc sống dưới nước trong mùa tuyết tan.

Loài cá Minnow trong hồ Almsee bơi trong rừng cây cối.

Loài trai Zebra tận dụng điều kiện cảnh quan khi tuyết tan làm mực nước sông dâng cao để phát triển mạnh mẽ.

Đàn cá mương khổng lồ bơi lội trong cánh rừng ngập sâu dưới nước.
Theo nguồn: thiennhien.net

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CỨNG

Nước cứng thường chứa các tạp chất muối khoáng hòa tan như canxi, magiê, sunphua, sắt, chì và đá vôi.
Độ cứng của nước là số đo hàm lượng các ion kim loại Ca2+, Mg2+ có trong nước. Gồm hai loại:
Độ cứng tạm thời: nước có mặt của muối cacbonat và bicacbonat Ca, Mg. Loại nước này khi đun sôi sẽ tạo ra muối kết tủa CaCO3, MgCO3.
Độ cứng vĩnh cửu: do các loại muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg tạo ra. Loại muối này thường khó xử lý.

ĐO ĐỘ CỨNG TRONG NƯỚC: 

Có nhiều đơn vị biểu thị độ cứng, nhưng đơn vị thường dùng là “phần triệu” ( ppm) hay mg CaCO3/lit. Ở Ấn độ thường dùng đơn vị ppm, còn ở Mỹ người ta thường dùng đơn vị “gpg” (Grains per Gallon ). Quy đổi 1 gpg = 17.1 ppm. Mỗi nơi trên thế giới có thể có một đơn vị đo độ cứng khác nhau, sau đây là một vài đơn vị đo độ cứng:
 mgCa/l (ppm)mgCaCO3/l (ppm)Degrees ClarkDegrees FrenchDegrees GremanMmolCa/l
Rất cứng14035024.435204
Cứng10025017.425143
Mềm30755.2841

Tác hại:

Trong công nghiệp nước cứng ảnh hưởng lớn đến tất cả các thiết bị đun nấu, tháp giải nhiệt, bình nóng lạnh, nồi hơi…Việc sử dụng nước cứng cho các thiết bị nói trên dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, bám cặn, giảm năng lực truyền nhiệt, giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống, dần dần có thể gây áp lực lớn có thể gây nổ nồi hơi trong một thời gian dài.
Trong sinh hoạt nước cứng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Độ cứng vĩnh viễn ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng độ cứng tạm thời lại gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đó là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, bệnh tắc động mạch do đóng cặn. Ngoài ra, độ cứng cao gây lãng phí xà phòng và chất tẩy rửa, tạo cặn lắng bám trên bề mặt các trang thiết bị sinh hoạt.
Việc sử dụng nước cứng trong pha chế thuốc có thể làm giảm hiệu quả mong muốn của thuốc, nấu thịt, rau khó chín, làm thay đổi hương vị của chè. Làm giảm hiệu quả của việc giặt tẩy bằng xà phòng.
Có nhiều phương pháp làm mềm nước, vì thế phải căn cứ vào mức độ làm mềm cần thiết (độ cứng cho phép còn lại của nước), chất lượng nước nguồn và các chỉ tiêu kinh tế khác để chọn ra phương pháo làm mềm thích hợp nhất.

Các phương pháp làm mềm nước:

Phương pháp nhiệt:

Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là dùng nhiệt để bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Trạng thái cân bằng của các hợp chất cacbonic sẽ chuyển dịch theo phương trình phản ứng sau:
2HCO3- → CO32- + H2O + CO2 ­
Ca2+ + CO32- → CaCO3  ↓
NênCa(HCO3)2 → CaCO3  ↓ + CO2 ­ + H2O
Tuy nhiên, khi đun nóng nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng cacbonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước.
Riêng đối với Mg, quá trình khử xảy ra qua hai bước. Ở nhiệt độ thấp (đến 180C) ta có phản ứng:
Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2­ + H2O
Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, MgCO3 bị thủy phân theo phản ứng:
MgCO3 + H2O → Mg(OH)2 ↓ + CO2

Công nghệ lọc nước ion:

Để loại trừ nước cứng và kể cả một số ion Kim loại (như Đồng, Cadimi) trong nước thì lọc nước bằng công nghệ trao đổi ion là cách làm hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta đều biết các muối Natri (Na – NaCl là muối ăn hàng ngày) và Kali (K) hòa tan hoàn toàn trong nước, không hại sức khỏe và thiết bị, do vậy nếu như thay thế Canxi, Magie, Đồng… trong nước bằng Natri và Kali sẽ là biện pháp tốt nhất để làm mềm nước. Vì vậy những màng lọc với các chuỗi phân tử để trao đổi ion đã được chế tạo để khi nước cứng đi qua, phản ứng trao đổi sẽ xảy ra và Ca2+, Mg2+sẽ bị giữ lại để cho Na+ và K+ đi vào trong nước. Như vậy nguồn nước vẫn đảm bảo lượng muối khoáng cần thiết và lại mềm đi rất nhiều lần, giúp cho nguồn nước sạch và thuận tiện cho sinh hoạt trong gia đình.

Sử dụng hóa chất:

cach lam mem nuoc Hệ thống xử lý nước cứng
Thông thường hóa chất được sử dụng là hợp chất của photphat, các hóa chất này khi hòa tan vào nước sẽ làm cho các Ion Ca+ và Magie+ không hoạt động, không gây đóng cặn.
Trong thực tế áp dụng hàng loạt phương pháp xử lý nước bằng hóa chất với mục đích kệt hợp các ion Ca2+ và  Mg2+ hòa tan trong nước thành các hợp chất không tan dễ lắng và lọc. Các hóa chất thường dùng để làm mềm nước là vôi, sođa Na2CO3, xút NaOH, hyđrôxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4.
Chọn phương án làm mềm nước bằng hóa chất cần phải dựa vào chất lượng nước nguồn và mức độ làm mềm cần thiết. Trong một vài trường hợp có thể kết hợp làm mềm nước với khử sắt, khử silic, khử photphat…
Ngoài ra trong mỗi trường hợp cụ thể phải dựa trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật giữa các phương pháp, đặc biệt là với phương pháp làm mềm bằng cationit.

Máy lọc nước RO (thẩm thấu ngược):

Công nghệ lọc RO cho phép loại bỏ gần như tất cả các chất hòa tan và không hòa tan ra khỏi nước, nước lọc RO có thể coi là H2O tinh khiết (tuy không bằng nước cất).

Đun nước :

Đun nóng nuớc sẽ làm giảm đáng kể độ cứng của nước

Làm nước lưu động liên tục:

Khuấy liên tục hoặc bơm tuần hoàn liên tục cũng có tác dụng, tuy rằng khá chậm và trong nhiều trường hợp, sự phân hủy bicarbonat chậm hơn sự hòa tan bicarbonat mới từ các nguồn khác vào nước.

Phương pháp điện từ :

Đây là một giải pháp mới trong công việc làm mềm nước cứng. Việc sử dụng dòng điện biến thiên một chiều tác động vào nước cứng, gây ức chế, vô hiệu hóa sự hoạt động của các Ion Ca+ và Magie +. Làm cho chúng không thể kết hợp tạo thành muối bám trên bề mặt các thiết bị đun nấu và đường ống.
Thông thường tùy chất lượng của nguồn nước (thông qua đo đạc các chỉ số) mà chọn các các loại máy lọc nước với các lõi lọc trao đổi ion phù hợp được sử dụng.
Với đội ngũ kĩ thuật chuyên sâu về môi trường, trẻ trung, đầy nhiệt huyết, áp dụng các kĩ thuật hiện đại công ty môi trường Minh Việt tự tin sẽ cùng bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng, tiện lợi, giảm mức chi phí tối đa có thể. Hãy liên hệ với chúng tôi để có được sự hỗ trợ tốt nhất cho bạn.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
Website: http://moitruongmivite
ch.com

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 – 0,8 kg/người.ngàyRác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người.
Rác thải có mối nguy cơ cao chỉ khi con người không quan tâm đến công tác quản lý thu gom và xử lý đối với chúng. Nếu như những nhà quản lý, nhà khoa học tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho các nhà doanh nghiệp và đặc biệt là tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ xử lý và ứng xử với rác một cách thân thiện, thì ngược lại, rác thải sẽ là một trong những nguồn tài nguyên quý giá phục vụ lại cho con người. Ở nước ta, việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng chưa được cộng đồng quan tâm. Ở các nước phát triển việc thu gom và phân loại rác đã trở thành một việc làm bình thường, những túi đựng rác đều do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này dân chúng coi rác thải không phải là đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích cho Nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ.
Trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm
1234 495x400 THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở VIỆT NAM

Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.
Những khó khăn chủ yếu về việc quản lý và xử lý rác thải kém hiệu quả:
- Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại là rất lớn. Vốn đầu tư này lại cần được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ của các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, nhiều địa phương ở tỉnh ta đã có quy hoạch bãi chôn lấp rác, nhưng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác thải theo yêu cầu bảo vệ môi trường lại thiếu nên không thực hiện được.
- Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác này còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải. Một số lãnh đạo cấp địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý rác thải. Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chưa sâu rộng, từ đó đã gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Môi trường thực thi pháp luật chưa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệ môi trường; Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành liên quan đến việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực thành thị, nông thôn, khu vực sản xuất công nghiệp, bệnh viện nhưng các văn bản này chưa thấm sâu vào đời sống xã hội. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, lãnh đạo chưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện công tác này.
- Các giải pháp xử lý rác thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý rác thải. Hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở cấp địa phương còn lỏng lẻo, còn thiếu các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hệ thống chế tài hiệu quả để có thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia vào lĩnh vực này.
- Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải nói chung và đặc biệt là rác thải độc hại ở các địa phương, doanh nghiệp không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng dịch vụ cũng còn chưa cao. Bên cạnh đó, các địa phương còn khó tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ để xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại.
 Tỉ lệ rác thải không được xử lí và tái sử dụng ở Việt Nam chiếm lượng lớn
12345 495x400 THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở VIỆT NAM

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC TINH KHIẾT

Với nhu cầu cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn nước tinh khiết cho cộng đồng, nhưng phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy việc tím ra phương pháp xử lý mới, chất lượng cao luôn là yêu cầu hàng đầu của các công ty, cơ sở sản xuất. 

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TINH KHIẾT:
he thong san xuat nuoc tinh khiet Hệ thống sản xuất nước tinh khiết

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TINH KHIẾT:

Dòng nước xử lý đạt tiêu chuẩn sinh hoạt được sử dụng để xử lý thành nước tinh khiết, nước đầu vào chứa tại bồn trung gian. Tại đây nước sẽ được bơm vào Thiết bị lọc than hoạt tính nhằm hấp thụ màu, mùi vị lạ, cải thiện mùi vị của nước. Dòng nước tiếp tục chảy vào thiết bị trao đổi ion, vật liệu trao đổi là hạt cationit R-Na. Đây là quá trình làm mềm nước và loại bỏ một số cation có hại dựa trên tính chất của một số chất không tan hoặc hầu như không tan trong nước (cationit), nhưng có khả năng trao đổi ion, khi ngâm trong nước các chất này hấp thụ cation của muối hòa tan lên bề mặt hạt và nhả vào nước một số lượng tương đương cation đã được cấy lên bề mặt hạt từ trước. Trong quá trình này, các ion gây nên độ cứng trong nước sẽ được loại ra khỏi nước. Sau một thời gian xử lý, các hạt cationit sẽ bị bão hòa bởi các cation của các muối hòa tan trong nước, do đó lúc này cần tái sinh các hạt cationit.

Áp lực dòng nước tiếp tục đẩy qua hai cột lọc tinh được lắp song song (0.5 µm). Tại đây nước được lọc tinh thông qua bộ lọc 20” có kích thước 0.5 µm nhằm loại bỏ những tạp chất lơ lửng bé có kích thước > 0.5 µm tạo cho nước có độ trong tốt nhất, đảm bảo cho khả năng hoạt động ổn định của hệ thống thẩm thấu ngược (RO). Nước sau lọc tinh đã hoàn toàn được khử cứng và chảy vào bồn chứa nước mềm.

Tại bể chứa nước mềm, bơm cao áp sẽ tiếp tục đưa nước vào hệ thống RO. Hệ thống thẩm thấu ngược (RO) là quá trình xử lý quan trọng trong việc quyết định chất lượng nước thành phẩm. Tại đây dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu, màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion hóa trị một còn lại có trong nước, đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh khiết cao. Nước thành phẩm được chứa trong bồn chứa nước sạch đạt tiêu chuẩn cấp vào sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. 

Tiếp theo là công đoạn Khử trùng. Ở bồn chứa nước sạch khí Ozone từ đèn phát Ozone sẽ hoà tan vào nước. Dưới tác dụng oxy hoá mạnh của Ozone, các vi sinh vật trong nước sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo an toàn cho nước về mặt vi sinh. Đồng thời một số chất hữu cơ còn sót lại sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Lúc này nước đã đạt tiêu chuẩn nước tinh khiết và được bơm cấp vào nơi đóng bình. Sau đó nước được khử trùng bằng tia cực tím (tia UV). Tia UV có tác dụng tiêu diệt tế bào vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh và chống tái nhiễm khuẩn cho nước trong các bình chứa.



Giá trị nước ra của hệ thống sản xuất nước tinh khiết từ nước cấp sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước tinh khiết. (QCVN 6-1:2010/BYT).