Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

3 SẢN PHẨM HÀNG NGÀY DÙNG 1 LẦN GÂY NGUY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE

Hiện nay, vì tính tiện dụng mà rất nhiều sản phẩm dùng một lần được ra đời, trong đó, rất nhiều sản phẩm độc hại, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Hộp xốp dùng một lần 

Thực phẩm ở trên 70 độ C hoặc đồ ăn chua để trong hộp xốp dùng một lần sẽ bị nhiễm chất gây ung thư hoặc rối loạn chứ năng gan, thận. 

Theo cảnh báo mới nhất của Cục An toàn thực phẩm, đũa dùng một lần có thể tồn dư chất bảo quản chống mốc, còn hộp xốp dùng một lần có nhiễm chất gây ung thư, rối loạn chức năng gan, thận... nếu đựng thực phẩm ở nhiệt độ trên 70 độ C hay đồ ăn chua. 

Kỹ sư Vũ Tân Cảnh, Phòng Vật liệu Polyme và Compzit, Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, cảnh báo, trước thói quen dùng hộp xốp đựng thực phẩm vô tộ vạ của người dân hiện nay. 



Hộp xốp dùng một lần được sử dụng rất phổ biến. Ảnh minh họa. 

Theo Kỹ sư Cảnh, nguyên liệu chính để chế tạo hộp xốp không an toàn là một loại nhựa nhiệt dẻo có tên là Polystiren phân tử thấp, do vậy nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, còn đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ. Vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra một chất độc có tên là monostyren, ngấm vào thức ăn, ăn vào sẽ cực hại cho gan, cũng như gây ra nhiều bệnh khác. 

PGS.TS Đỗ Văn Kháng, trưởng phòng công nghệ polyme (Viện Hóa học), ở nhiệt độ 70-80 độ C là một số phụ gia trong nhựa bắt đầu hòa tan vào thực phẩm. Nếu là loại kém chất lượng, có thể chứa chất dioctin phatalat, ảnh hưởng trực tiếp tới giới tính. 

Theo đó, nếu bị nhiễm chất này lâu dài, chất này có thể ảnh hưởng về giới tính của trẻ em, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm. Vì thế, người ta khuyến cáo chỉ nên dùng hộp nhựa đựng đồ ăn nguội, chớ dại múc cả canh, cơm đang nóng hôi hổi vào hộp nhựa, có thể sinh ra các chất độc hại cho cơ thể. 

Bao tay dùng một lần chứa chất độc gây tổn thương thần kinh

Hầu hết các sản phẩm nilon dùng một lần đều được làm từ nilon tái chế, chính vì vậy, độ an toàn của nó cần có rất nhiều lưu ý. Dù vậy nhưng trên bao bì của rất nhiều loại bao tay nilon đều không có những lưu ý khi sử dụng cho người tiêu dùng. 


Bao tay nilon thường xuyên được các chủ cửa hàng ăn uống sử dụng để tiếp xúc với thức ăn có nhiệt độ cao. 

Thạc sĩ Đoàn Khang, chuyên gia sinh hóa, cho biết “Những loại nilon tái chế thường có những hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng. Đặc biệt là đối với nhiệt độ. Khi sử dụng loại nilon tái chế này ở nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ngoài ra có thể sẽ hòa tan một số chất độc hại trong nilon vào thực phẩm nếu sử dụng nilon tiếp xúc với trực tiếp với thực phẩm ở nhiệt độ cao. Nhất là đối với những loại nilon tái chế để sử dụng một lần, vì đó là những loại nilon chứa nhiều chất độc hại hơn các loại nilon khác. 

Đặc biệt trong các loại nilon tái chế có chứa các chất hóa dẻo, đây được xem là có yếu tố gây độc nhiều nhất. Điển hình là chất hóa dẻo TOCP (Triorthocresylphosphat) là loại hóa chất rất độc hại, nó sẽ làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống, chất BBP (một chất phthalate) có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu tiếp xúc với nó…”. 

Thạc sĩ Đoàn Khang cũng chia sẻ thêm, hiện nay, các cửa hàng bán đồ ăn thường xuyên sử dụng bao tay nilon, chủ yếu là các loại bao tay dùng một lần. 

Chính vì vậy, cần phải lưu ý trong khi tiếp xúc với thực phẩm, vì hầu như các quán ăn đều có những thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường và sử dụng bao tay nilon trong suốt cả một ngày dài, khi sử dụng đi sử dụng lại, bao tay nilon cũng là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho người sử dụng thực phẩm. 


Cốc, bát dùng một lần 

Thị trường các loại cốc, bát, đĩa, thìa… dùng một lần ngày càng phong phú, nhiều mẫu mã, kích thước, kiểu dáng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Ghi nhận thị trường cho thấy, nhiều loại cốc, đĩa, bát giấy dùng một lần vẫn chưa có hướng dẫn sử dụng cụ thể, không có tên, tuổi, địa chỉ công ty sản xuất. Số ít còn lại, bên cạnh tên tuổi nhà sản xuất có thêm một tem, nhãn phụ ghi chất liệu chủ yếu từ nhựa PP và PS; nhiệt độ dùng từ 5-80 độ C. 


Cốc, bát dùng một lần phải được sử dụng đúng cách mới tiện dụng và an toàn. Ảnh minh họa. 

Nhận định chung về chất lượng các loại cốc, bát, đĩa giấy dùng một lần, PGS.TS Nguyễn Gia Điền, Trưởng phòng Công nghệ Hóa chất Sinh học, Viện Hóa học Việt Nam cho hay nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng có thể dùng cho cả nóng và lạnh. 

Do vậy, nguyên liệu cũng như quy trình làm các loại cốc, bát, đĩa này, đặc biệt là lớp tráng chống thấm phải đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe. Do đó, tốt nhất là nếu mua thì người tiêu dùng nên chọn mua các loại có nguồn gốc xuất xứ và hướng dẫn sử dụng rõ ràng. 

Còn theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) thì không nên sử dụng các loại cốc, bát, đĩa dùng một lần để đựng các đồ nóng vượt quá 70 độ C. 

Nguyên nhân do trong quá trình sản xuất, các loại đồ dùng này thường được trộn phụ gia chống thấm nước có sử dụng keo chứa phenol và melamin. Nếu đựng thực phẩm nóng quá ngưỡng trên, lớp màng chống thấm có thể bị chảy ra, hòa tan gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN : LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI


Theo một cách đơn giản, năng lượng hạt nhân được định nghĩa là năng lượng thu được trong một phản ứng hạt nhân. Phản ứng hạt nhân là phản ứng liên hợp (khi hai hạt nhân nguyên tử kết hợp để tạo thành một hạt nhân nặng duy nhất) và phân hạch (khi một hạt nhân nặng duy nhất chia tách thành hai hạt nhân nhỏ hơn) giải phóng một năng lượng rất lớn. Khối lượng hạt nhân được chuyển đổi thành năng lượng.

Năng lượng được giải phóng là kết quả của sự chênh lệch giữa tổng khối lượng của các phần tử tham gia trước và sau khi phản ứng. Quá trình này là một phản ứng dây chuyền và năng lượng được giải phóng cho đến khi các nguyên tử trở nên ổn định.
I. Ưu điểm của năng lượng hạt nhân:

1.1.  Nguồn năng lượng xanh

Ưu điểm lớn nhất của nguồn năng lượng này là không tạo ra các khí thải nhà kính (như carbon dioxide, methane, ozone, chlorofluorocarbon) trong phản ứng hạt nhân. Khí thải nhà kính là một mối đe dọa lớn cho môi trường sống, chúng gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Phản ứng hạt nhân không tạo ra các khí thải, nên có rất ít ảnh hưởng đến môi trường.
1.2. Tạo ra một số lượng lớn năng lượng

Phản ứng hạt nhân giải phóng nhiều hơn một triệu lần năng lượng so với thủy điện hoặc năng lượng gió. Vì vậy, một lượng điện năng lớn có thể được tạo ra. Hiện nay, có khoảng 10-15% sản lượng điện của thế giới được tạo ra bằng năng lượng hạt nhân. Bạn có biết với một kg uranium-235 có thể sản xuất ra một lượng năng lượng điện tương đương 1.500 tấn than.

1.3. Nhiên liệu độc lập

Lò phản ứng hạt nhân sử dụng uranium làm nhiên liệu. Phản ứng phân hạch của một lượng nhỏ uranium có thể tạo ra một năng lượng lớn. Hiện nay, nguồn dự trữ uranium được tìm thấy trên Trái đất dự kiến sẽ đáp ứng được nhu cầu trong 100 năm nữa. Sử dụng năng lượng này có thể làm cho nhiều quốc gia có thể độc lập về năng lượng và không phụ thuộc vào việc khai thác những nhiên liệu như than đá.

Nếu không có các lỗi của con người hay tai nạn và thiên tai, các lò phản ứng hạt nhân sẽ hoạt động rất hiệu quả trong một thời gian dài. Thêm vào đó, sau khi xây dựng, việc vận hành nhà máy đòi hỏi rất ít lao động.

1.4. Không làm ô nhiễm không khí

Việc đốt nhiên liệu như than đá tạo ra carbon dioxide và khói. Đó là một mối đe dọa đối với môi trường cũng như đời sống con người. Sản xuất năng lượng hạt nhân không thải ra khói. Vì thế, nó không gây ô nhiễm không khí trực tiếp. Tuy nhiên, xử lý chất thải phóng xạ là một vấn đề lớn hiện nay.

II. Nhược điểm của năng lượng hạt nhân

2.1. Không thể tái tạo

Mặc dù chúng tạo ra một lượng lớn năng lượng, các lò phản ứng hạt nhân vẫn phụ thuộc vào uranium. Đây là một nhiên liệu có thể bị cạn kiệt. Sự cạn kiệt của nó lại có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng. Các lò phản ứng sẽ phải ngừng hoạt động, chúng sẽ vẫn chiếm một diện tích lớn đất đai và làm ô nhiễm môi trường.

2.2. Bức xạ
Sự giải phóng ngẫu nhiên các bức xạ có hại là một trong những hạn chế lớn nhất của năng lượng hạt nhân. Quá trình phân hạch giải phóng bức xạ, nhưng chúng được kiểm soát trong một lò phản ứng hạt nhân. Nếu các biện pháp an toàn không được đảm bảo, các bức xạ có thể tiếp xúc với môi trường sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và con người.

2.3. Phát triển vũ khí hạt nhân

Năng lượng này có thể được sử dụng cho sản xuất và phổ biến vũ khí hạt nhân. Vũ khí hạt nhân sử dụng phản ứng phân hạch, nhiệt hạch, hoặc kết hợp cả hai phản ứng cho các mục đích phá hủy. Đó là một mối đe dọa lớn đối với thế giới vì chúng có thể gây ra một sự tàn phá quy mô lớn. Tác động của chúng có thể ảnh hưởng tới nhiều thế hệ (ví dụ, vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản).

2.4. Chi phí xây dựng khổng lồ

Tuy một lượng lớn năng lượng có thể được sản xuất từ một nhà máy điện hạt nhân, nhưng nó đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Cần đến khoảng 10-15 năm để xây dựng xong một nhà máy điện hạt nhên. Việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân có thể không khả thi.

2.5. Chất thải hạt nhân

Các chất thải được tạo ra sau phản ứng phân hạch chứa các nguyên tố không ổn định và phóng xạ cao. Nó rất nguy hiểm đối với môi trường cũng như sức khỏe con người và sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Nó cần được xử lý cẩn thận và phải cách biệt với môi trường sống. Độ phóng xạ của các nguyên tố này sẽ giảm trong một thời gian, sau đó phân hủy. Do đó, người ta phải được tích trữ và xử lý một cách cẩn thận. Việc tích trữ các nguyên tố phóng xạ trong một thời gian dài là rất khó khăn.

2.6. Tai nạn nhà máy điện hạt nhân

Cho đến này, đã có hai vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân thảm khốc xảy ra: thảm họa Chernobyl xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (1986) tại Ukraine, và thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi (2011) tại Nhật Bản. Sau các sự cố, một lượng lớn các bức xạ đã bị phát tán vào môi trường, dẫn đến những thiệt hại về người, thiên nhiên và đất đai. Người ta không thể phủ nhận khả năng lặp lại những thảm họa này trong tương lai.

2.7. Vận chuyển nhiên liệu và chất thải

Việc vận chuyển nhiên liệu uranium và các chất thải phóng xạ là rất khó khăn. Uranium phát ra một số bức xạ, do đó, nó cần phải được xử lý cẩn thận. Chất thải của quá trình sản xuất hạt nhân còn nguy hiểm hơn và cần được bảo vệ tốt hơn. Tất cả các phương tiện vận chuyển chúng đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Mặc dù chưa có tai nạn hoặc sự cố tràn nào được thống kê, nhưng quá trình vận chuyển vẫn còn là thách thức.

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI VỀ NƯỚC SẠCH

Nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm khi mà ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, dân số các nước trên thế giới đang không ngừng bùng phát, biến đổi khí hậu kèm theo thiên tai khiến cho nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt.  
“Nước là vô tận, không bao giờ cạn” - quan niệm sai lầm này đã dẫn đến việc lãng phí nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. 

17.200.000
Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.

Điển hình như tỉnh Tiền Giang, chỉ tính riêng xã Hưng Thạnh đã có hơn 50% dân cư vẫn phải dùng nước chưa được an toàn (nước giếng nhiễm phèn, nước sông ngòi ô nhiễm, nước mưa…) cho sinh hoạt hàng ngày.

Nước ô nhiễm khiến tỷ lệ bệnh tật ở phụ nữ và trẻ em tăng cao

9.000

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hằng năm có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.

Trên thực tế, một số địa phương như xã Hưng Thạnh, xã Thạnh Tân (Tiền Giang), xã Duy Hòa (Quảng Nam), các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40% dân cư toàn xã, có nơi lên đến 50%.
3.840

Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3/người/năm của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta.

Sông ngòi, kênh rạch vẫn là nguồn nước sinh hoạt chính của phần lớn cư dân huyện Tân Phước, Tiền Giang
30%

Một kết quả điều tra xã hội học trong cư dân sinh sống trên lưu vực các con sông tại Việt Nam, có đến hơn 30% số người được hỏi về sự ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước sạch đều chưa nhận thức được hết hậu quả nghiêm trọng, dù tình trạng này thường xuyên tác động đến sức khỏe, đời sống không chỉ riêng bản thân mà cả gia đình họ. Điều đó cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch, thực trạng khan hiếm nước sạch cũng như ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước của người Việt Nam chưa cao, đây cũng chính là 1 trong các tác nhân làm nước sạch đã hiếm lại đang bị hoang phí ở nhiều nơi.
Những con số thống kê trên đã một phần nào báo động về sự khan hiếm và thiếu nước sạch trong tương lai. Vậy thì, sao chúng ta không hành đông ngay cùng chung tay bảo vệ nguồn nước sạch hiện có.

NỖI SỢ KINH HOÀNG KHI NHIÊN LIỆU HẠT NHÂN NÓNG CHẢY

Các thanh nhiên liệu trong các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản bị thiệt hại bởi động đất và sóng thần đang có nguy cơ bị nóng chảy hoàn toàn và gây ra những hậu quả khôn lường.
Sau các vụ nổ và cháy liên tiếp xảy ra tại 4 trong số 6 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, giới chức và các chuyên gia hạt nhân Nhật Bản cho biết ,họ không loại trừ khả năng xảy ra một vụ nóng chảy hạt nhân tại nhà máy này.
Vậy tại sao nhiên liệu hạt nhân nóng chảy lại có khả năng gây ra thảm họa? Dưới đây là giải thích của các chuyên gia hạt nhân Mỹ.


Vị trí nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 (Daiichi) và số 2 (Daini) của Nhật Bản

Thành phân cơ bản và trọng yếu nhất của bất kỳ nhà máy hạt nhân nào là nhiên liệu hạt nhân. Người ta lợi dụng quá trình phân hạch tạo ra nhiệt lượng khổng lồ để đun sôi nước tạo hơi chạy tuabin của máy phát điện.

Nhiên liệu chủ yếu được sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân là các thanh nhiên liệu uranium. Tuy nhiên, người ta phải kiểm soát phản ứng hạt nhân để tạo ra một nhiệt lượng vừa đủ đun sôi nước và duy trì phản ứng liên tục. Với mục đích này, các thanh điều khiển chứa các vật liệu hấp thu neutron như Bo hay Cadmi để kiểm soát quá trình phân hạch bởi neutron chính là tác nhân bắn phá gây ra phản ứng hạt nhân.

Kết cấu lò phản ứng được sử dụng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản

Các thanh điều khiển càng được thả ngập sâu vào khu vực chứa nhiên liệu hạt nhân thì phản ứng phân hạch càng bị làm chậm lại. Tuy nhiên, những thanh nhiên liệu hạt nhân này vẫn còn tạo ra nhiệt năng, ngay cả khi các thanh kiểm soát hoạt động bình thường, đòi hỏi một hệ thống làm nguội để duy trì nhiệt độ.

Khi hệ thống làm nguội bị trục trặc như trong trường hợp của các lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản, sức nóng của các thanh nhiên liệu khiến nước trong lò bị cạn dần. Nếu các thanh nhiên liệu bị lộ ra và quá trình này kéo dài thì cuối cùng chúng có thể bị nóng chảy.

Trong trường hợp bị nóng chảy hoàn toàn thì nhiên liệu hạt nhân có thể nhỏ xuống sàn của lò phản ứng. Nếu cấu trúc vỏ lò phản ứng không đủ bền vững thì có nguy cơ nhiên liệu với độ phóng xạ cực kỳ nguy hiểm có thể phát tán trực tiếp ra môi trường bên ngoài và có thể gây hậu quả tàn phá.

Sơ đồ lò phản ứng sử dụng tại Fukushima số 1 của Nhật Bản. Các thanh nhiên liệu (màu đỏ) 
có thể bị nóng chảy khi không được làm nguội kịp thời

Để hình dung thiệt hại, các nhà khoa học Mỹ lấy ví dụ là vụ nổ tại nhà máy điện hạt Chernobyl, Ukraina năm 1986. Sau vụ nổ, một đám mây bụi phóng xạ từ nhà máy đã lan rộng ra hằng trăm kilomet, đã gây ra nhiều trường hợp tử vong vì bệnh ung thư và khuyết tật bẩm sinh nơi trẻ em. Mức phóng xạ quá cao cũng khiến nhiều thị trấn xung quanh nhà máy Chernobyl trở thành mảnh đất “chết”, không có người sinh sống cho tới ngày nay.

Con người cũng có thể bị phơi nhiễm phóng xạ độc hại qua đồ ăn, nước uống bị nhiễm phóng xạ. Một cuộc khảo cứu mới đây của LHQ ước tính thảm họa Chernobyl đã gây ra 6.000 trường hợp ung thư tuyến giáp ở trẻ em, phần lớn là qua sữa bị nhiễm phóng xạ.

Sau thảm họa Chernobyl, một vùng rộng lớn quanh nhà máy này đã trở thành đất "chết"

Hiện, Nhật Bản chỉ để lại 50 công nhân “cảm tử” thực hiện việc bơm nước biển, được xử lý với boron để tìm cách làm nguội lõi của các lò phản ứng hạt nhân quá nóng tại cả hai nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Nếu thành công, Nhật Bản sẽ dập tắt hoàn toàn và đồng thời phá hủy luôn các lò phản ứng này.

Sau khi những lò phản ứng đã được đặt trong tầm kiểm soát, các thanh nhiên liệu sẽ bị chôn lấp cùng các "quan tài bê tông" để ngăn ngừa phóng xạ khỏi rò rỉ ra ngoài. Tuy nhiên, thông tin mới nhất cho thấy, kế hoạch sử dụng trực thăng dội nước biển làm nguội các lò phản ứng của Nhật Bản đang có khả năng bị đổ vỡ.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ

Nước thải được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau như: sinh hoạt, sản xuất, công nghiệp, khu dân cư, đô thị... và cũng có các đặc tính khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc xả thải. Vì vậy dựa vào từng tính chất của nước thải mà áp dụng các phương pháp xử lý nước thải khác nhau. Có các phương pháp xử lý nước thải  như: Xử lý cơ học, xử lý hóa học, xử lý hóa - lý, xử lý sinh học. 

Trong đó đối với phương pháp xử  lý  hóa - lý dựa trên cơ sở sử dụng các quá trình: Hấp phụ , tuyển nổi, trao đổi ion, tách bằng màng, chưng bay hơi, trích ly, cô đặc, khử hoạt tính phóng xạ, khử khí, khử mùi, khử muối...Xử lý nước thải bằng hóa lý có những phương pháp sau:

1. Hấp phụ
Trong xử lý nước thải phương pháp hấp phụ dùng để tách các chất hữu cơ và khí hòa tan khỏi nước thải bằng cách tập trung những chất đó trên bề mặt chất rắn ( chất hấp phụ ) hoặc bằng các tương tác giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn ( hấp phụ hóa học )


Hình 1: Luật phân tán London đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp phụ
Quá trình hấp phụ gồm 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1: Di chuyển các chất cần hấp phụ từ nước thải tới bề mặt hạt hấp phụ
  • Giai đoạn 2: Thực hiện quá trình hấp phụ
  • Giai đoạn 3:Di chuyển chất ô nhiễm vào bên trong hạt hấp phụ (vùng khuếch tán trong).
Ứng dụng của quá trình hấp phụ trong xử lý nước thải
• Tách các chất hữu cơ như phenol, alkylbenzen-sulphonic acid, thuốc nhuộm, các hợp chất thơm từ nước thải bằng than hoạt tính;
• Có thể dùng than hoạt tính khử thuỷ ngân;
• Có thể dùng để tách các chất nhuộm khó phân huỷ;
• Ứng dụng còn hạn chế do chi phí cao.

2. Trích ly 
Dùng để tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nước thải bằng cách bổ sung một chất dung môi không hòa tan vào nước, nhưng độ hòa tan của chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.
3. Chưng bay hơi
 Là chưng nước thải để các chất hòa tan trong đó cùng bay hơi lên theo hơi nước. khi ngưng tụ hơi nước và chất bẩn dễ bay hơi sẽ hình thành các lớp riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
4. Tuyển nổi 


Hình 2: Sơ đồ bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn

Là phương pháp dùng để loại bỏ các tạp chất ra khỏi nước bằng cách tạo cho chúng khả năng dễ nổi lên mặt nước khi bám theo các bọt khí.
5. Trao đổi ion 
Là phương pháp thu hồi các Cation và anion bằng các chất trao đổi ion ( ionit ). Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo. Chúng không hòa tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khả năng trao đổi ion

Hính 2: Ứng dụng phương pháp trao đổi ion trong quá trình làm mêm nước

6. Tách bằng màng
 Là phương pháp tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách dùng các màng bán thấm. Đó là các màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua



Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC HIẾU KHÍ

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thực chất là dựa vào khả năng sống và hoạt động của các vi sinh để phân hủy - oxy hóa các chất hữu cơ ở dạng keo và hòa tan có trong nước thải. Phương pháp này thường áp dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm vô cơ khác như H2S, sunfit, ammonia, nitơ… 
Phương pháp xử lý sinh học có thể được chia thành 2 loại:

• Xử lý hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá. 

• Xử lý kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không cung cấp oxy;

Sau đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về xử lý hiếu khí: 

Quá trình xử lý nước thải bằng sinh học hiếu khí gồm ba giai đoạn sau: 

- Oxy hoá các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 => CO+ H2O + DH

- Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 => CO2 + H2O + DH 

- Phân huỷ nội bào: C5H7NO2 + 5O2 => 5CO2 + 5 H2O + NH3 ± DH
Xử lý sinh học hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều hiện tối ưu cho quá trình oxy hoá sinh hoá . Vì vậy, nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Tuỳ theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật,xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có thể chia thành:

• Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử dụng khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân huỷ hiếu khí. Trong số những quá trình này, quá trình bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank) là quá trình phổ biến nhất. 

• Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate hoá với màng cố định. 


Bể bùn hoạt tính hiếu khí Aerotank

1. Công nghệ xử lý nước thải bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank)

Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. 

Bản chất của phương pháp là phân huỷ sinh học hiếu khí với cung cấp ôxy cưỡng bức và mật độ vi sinh vật được duy trì cao (2.000mg/L –5.000mg/L) vì vậy tải trọng phân huỷ hữu cơ cao và cần ít mặt bằng cho hệ thống xử lý. Tuy nhiên hệ thống có nhược điểm là cần nhiều thiết bị và tiêu hao nhiều năng lượng. 

Nồng độ oxy hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 không được nhỏ hơn 2 mg/l. Tốc độ sử dụng oxy hoà tan trong bể bùn hoạt tính phụ thuộc vào: 

• Tỷ số giữa lượng thức ăn (CHC có trong nước thải) ø lượng vi sinh vật: tỷ lệ F/M; 
• Nhiệt độ; 
• Tốc độ sinh trưởng và hoạt động sinh lý của vi sinh vật; 
• Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất; 
• Lượng các chất cấu tạo tế bào; 
• Hàm lượng oxy hoà tan. 

Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. Các vi sinh vật này sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hoá thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hoá hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-, … 

Một cách tổng quát, vi sinh vật tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính bao gồm nhiều loại vi khuẩn khác nhau cùng tồn tại. Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí là nước thải được đưa vào hệ thống cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/l, hàm lượng sản phẩm dầu mỏ không quá 25mg/l, pH = 6,5 – 8,5, nhiệt độ 6oC< toC< 37oC. 

2. Công nghệ xử lý sinh học dạng mẻ (SBR)



   

Quy trình xử lý nước thải SBR

Bể hoạt động gián đoạn là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cạn. Quá trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính hoạt động liên tục chỉ có điều tất cả xảy ra trong cùng một bể và được thực hiện lần lượt theo các bước: (1) – Làm đầy; (2) – Phản ứng; (3) – Lắng; (4) – Xả cặn; (5) – Ngưng.

3. Công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám

Bể Bùn Hoạt Tính Với Vi Sinh Vật Sinh Trưởng Dạng Dính Bám: Nguyên lý hoạt động của bể này tương tự như trường hợp vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chỉ khác là vi sinh vật phát triển dính bám trên vật liệu tiếp xúc đặt trong bể.

Do có nhiều ưu điểm vượt trội về hiệu quả xử lý cũng như giảm chi phí đầu tư & vận hành nên hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám đang được ứng dụng khá rộng rãi. Năm 2010, GREE đã phát triển và nâng cấp cải tiến thành công công nghệ dính bám AFBR từ công nghệ FBR. 

4. Công nghệ lọc sinh học (Trickling Filter)

  

Bể lọc sinh học Trickling Filter

Bể lọc sinh học trong xử lý nước thải là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc. Bể lọc hiện đại bao gồm một lớp vật liệu dễ thấm nước với vi sinh vật dính kết trên đó. Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm hoặc nhỏ giọt trên đó.

Vật liệu lọc thường là đá dăm hoặc hoặc khối vật liệu lọc có hình thù khác nhau. Nếu vật liệu lọc là đá hoặc sỏi thì kích thước hạt dao động trong khoảng 0,5 -2,5 m, trung bình là 1,8 m. Bể lọc với vật liệu là đá dăm thường có dạng tròn. Nước thải được phân phối trên lớp vật liệu lọc nhờ bộ phận phân phối. Bể lọc với vật liệu lọc là chất dẻo có thể có dạng tròn, vuông, hoặc nhiều dạng khác với chiều cao biến đổi từ 4 – 12 m. Ba loại vật liệu bằng chất dẻo thường dùng là (1) vật liệu với dòng chảy thẳng đứng, (2) Vật liệu với dòng chảy ngang, (3) vật liệu đa dạng. 

Chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật dính kết trên lớp vật liệu lọc. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị hấp phụ vào màng vi sinh vật dày 0,1 – 0,2 mm và bị phân huỷ bởi vi sinh vật hiếu khí. Khi vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, bề dày lớp màng tăng lên, do đó, oxy đã bị tiêu thụ trước khi khuếch tán hết chiều dày lớp màng sinh vật. Như vậy, môi trường kị khí được hình thành ngay sát bề mặt vật liệu lọc. 

Khi chiều dày lớp màng tăng lên, quá trình đồng hoá chất hữu cơ xảy ra trước khi chúng tiếp xúc với vi sinh vật gần bề mặt vật liệu lọc. Kết quả là vi sinh vật ở đây bị phân huỷ nội bào, không còn khả năng dính bám lên bề mặt vật liệu lọc và bị rửa trôi. 

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆU QUẢ BẰNG THỦY SINH THỰC VẬT

Xử lý nước thải bằng tảo

Tảo là nhóm vi sinh vật có khả năng quang hợp, chúng có cấu  ở dạng đơn bào, hoặc đa bào (như các loài rong biển, có chiều dài tới vài mét). Tảo được phân loại dựa trên các loại sản phẩm mà tảo tổng hợp được và chứa trong tế bào của chúng, các loại sắc tố của tảo để phân loại chúng.
Tảo có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, thích nghi tốt với các thay đổi của môi trường, có khả năng phát triển trong nước thải, có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng protein cao, do đó người ta đã phát huy các đặc điểm này của tảo để:
1. Xử lý nước thải và tái sử dụng chất dinh dưỡng. Các hoạt động sinh học trong các ao nuôi tảo lấy đi các chất hữu cơ và dinh dưỡng của nước thải chuyển đổi thành các chất dinh dưỡng trong tế bào tảo qua quá trình quang hợp. Đa số các loại nước thải đô thị, nông nghiệp, phân gia súc đều có thể được xử lý bằng hệ thống ao tảo.
2. Biến năng lượng mặt trời sang năng lượng trong các cơ thể sinh vật. Tảo dùng năng lượng mặt trời để quang hợp tạo nên đường, tinh bột... Chính vì vậy việc sử dụng tảo để xử lý nước thải được coi là một phương pháp hữu hiệu để chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng của cơ thể sống.

Tảo Eulgena
3. Tiêu diệt các mầm bệnh. Thông qua việc xử lý nước thải bằng cách nuôi tảo các mầm bệnh có trong nước thải sẽ bị tiêu diệt do các yếu tố sau đây:
  • Sự thay đổi pH trong ngày của ao tảo do ảnh hưởng của quá trình quang hợp 
  • Các độc tố tiết ra từ tế bào tảo 
  •  Và sự tiếp xúc của các mầm bệnh với bức xạ mặt trời (UV)
Thông thường người ta kết hợp việc xử lý nước thải và sản xuất và thu hoạch tảo để loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải.
Các phản ứng diễn ra trong ao tảo chủ yếu là "hoạt động cộng sinh giữa tảo và vi khuẩn".
 Các yếu tố cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng tảo
Tảo Ceratium
Dưỡng chất: Ammonia là nguồn đạm chính cho tảo tổng hợp nên protein của tế bào thông qua quá trình quang hợp. Phospho, Magnesium và Potassium cũng là các dưỡng chất ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo. Tỉ lệ P, Mg và K trong các tế bào tảo là 1,5 : 1 : 0,5.
Độ sâu của ao tảo: độ sâu của ao tảo được lựa chọn trên cơ sở tối ưu hóa khả năng của nguồn sáng trong quá trình tổng hợp của tảo. Theo các cơ sở lý thuyết thì độ sâu tối đa của ao tảo khoảng 4,5 ¸ 5 inches (12,5cm). Nhưng những thí nghiệm trên mô hình cho thấy độ sâu tối ưu nằm trong khoảng 8 ¸ 10 inches (20 ¸ 25cm). Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, độ sâu của ao tảo nên lớn hơn 20cm (và nằm trong khoảng 40 ¸ 50 cm) để tạo thời gian lưu tồn chất thải trong ao tảo thích hợp và trừ hao thể tích mất đi do cặn lắng.
Thời gian lưu tồn của nước thải trong ao (HRT): thời gian lưu tồn của nước thải tối ưu là thời gian cần thiết để các chất dinh dưỡng trong nước thải chuyển đổi thành chất dinh dưỡng trong tế bào tảo. Thường thì người ta chọn thời gian lưu tồn của nước thải trong các ao lớn hơn 1,8 ngày và nhỏ hơn 8 ngày.
Tảo Chlamydomonas
Lượng BOD nạp cho ao tảo: lượng BOD nạp cho ao tảo ảnh hưởng đến năng suất tảo vì nếu lượng BOD nạp quá cao môi trường trong ao tảo sẽ trở nên yếm khí ảnh hưởng đến quá trình cộng sinh của tảo và vi khuẩn. Một số thí nghiệm ở Thái Lan cho thấy trong điều kiện nhiệt đới độ sâu của ao tảo là 0,35 m, HRT là 1,5 ngày và lượng BOD nạp là 336 kg/(ha/ngày) là tối ưu cho các ao tảo và năng suất tảo đạt được là 390 kg /(ha/ngày).
Khuấy trộn và hoàn lưu: quá trình khuấy trộn trong các ao tảo rất cần thiết nhằm ngăn không cho các tế bào tảo lắng xuống đáy và tạo điều kiện cho các dinh dưỡng tiếp xúc với tảo thúc đẩy quá trình quang hợp. Trong các ao tảo lớn khuấy trộn còn ngăn được quá trình phân tầng nhiệt độ trong ao tảo và yếm khí ở đáy ao tảo. Nhưng việc khuấy trộn cũng tạo nên bất lợi vì nó làm cho các cặn lắng nổi lên và ngăn cản quá trình khuếch tán ánh sáng vào ao tảo. Moraine và các cộng sự viên (1979) cho rằng tốc độ dòng chảy trong ao tảo chỉ nên ở khoảng 5 cm/s. Hoàn lưu giúp cho ao tảo giữ lại được các tế bào vi khuẩn và tảo còn hoạt động; giúp cho quá trình thông thoáng khí, thúc đẩy nhanh các phản ứng trong ao tảo.
Thu hoạch tảo: tảo có thể được thu hoạch bằng lưới hoặc giấy lược, thu hoạch bằng cách tạo bông cặn hoặc tách nổi, thu hoạch sinh học bằng các loài cá ăn thực vật và động vật không xương sống ăn tảo.
Xử lý nước thải bằng thủy sinh thực vật có kích thước lớn
Tảo Dinobryon
Thủy sinh thực vật là các loài thực vật sinh trưởng trong môi trường nước, nó có thể gây nên một số bất lợi cho con người do việc phát triển nhanh và phân bố rộng của chúng. Tuy nhiên lợi dụng chúng để xử lý nước thải, làm phân compost, thức ăn cho người, gia súc có thể làm giảm thiểu các bất lợi gây ra bởi chúng mà còn thu thêm được lợi nhuận.
Các loại thủy sinh thực vật chính
Thủy thực vật sống chìm: loại thủy thực vật này phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển được ở các nguồn nước có đủ ánh sáng. Chúng gây nên các tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuyếch tán của ánh sáng vào nước. Do đó các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch các chất thải.
Thủy thực vật sống trôi nổi: rễ của loại thực vật này không bám vào đất mà lơ lửng trên mặt nước, thân và lá của nó phát triển trên mặt nước. Nó trôi nổi trên mặt nước theo gió và dòng nước. Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất thải.
Thủy thực vật sống nổi: loại thủy thực vật này có rễ bám vào đất nhưng thân và lá phát triển trên mặt nước. Loại này thường sống ở những nơi có chế độ thủy triều ổn định.
Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu
Loại
Tên thông thường
Tên khoa học
Thuỷ sinh thực vật sống chìm
HydrillaHydrilla verticillata
Water milfoilMyriophyllum spicatum
BlyxaBlyxa aubertii
Thuỷ sinh thực vật sống trôi nổi trôi nổi
Lục bìnhEichhornia crassipes
Bèo tấmWolfia arrhiga
Bèo tai tượngPistia stratiotes
SalviniaSalvinia spp
Thuỷ sinh thực vật sống nổi
CattailsTypha spp
BulrushScirpus spp
SậyPhragmites communis

Nhiệm vụ của thuỷ sinh thực vật trong các hệ thống xử lý
Phần cơ thể
Nhiệm vụ
Rễ và/hoặc thân Là giá bám cho vi khuẩn phát triển
Lọc và hấp thu chất rắn
Thân và /hoặc lá ở mặt nước hoặc phía trên mặt nướcắnHáp thu ánh mặt trời do đóẳngn cản sự phát triển của tảo
làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề mặt xử lý
Làm giảm sự trao đổi giữa nước và khí quyển
Chuyển oxy từ lá xuống rể



CON NGƯỜI SẼ SỐNG SAO KHI NGUỒN NƯỚC NGÀY CÀNG Ô NHIỄM ?

Hiện nay nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, không những ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trong tương lai. Không những thế biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp,Trái Đất đang dần nóng lên, hãy thử suy nghĩ chúng ta sẽ sống thế nào khi cả nước rơi vào tình trạng khô hạn như miền Trung nhất là Bình Thuận hiện nay, các sông ở Nam Bộ bị xâm mặn, các sông ở đồng bằng sông Hồng và Hà Nội bị ô nhiễm và bồi lắp dần?

Chúng ta sống như thế nào đây khi các nước láng giềng ngăn sông xây đập để giữ nước lại ? Chúng ta sẽ sống thế nào đây khi 12 triệu dân ở ĐBSCL không còn nhà cửa, ruộng vườn, nguồn sống ? Đó là những câu hỏi đặt ra trong ngày nước thế giới năm nay.


Càng ngày, người ta càng lo lắng sẽ đến một ngày mọi tài nguyên trên trái đất đều cạn kiệt và để đề phòng thảm họa đó, người ta bắt đầu tiết kiệm, để dành tài nguyên, tranh thủ dùng các tài nguyên có thể tái tạo được như điện gió, điện mạt trời, dùng lại rác thải, trồng rừng lấy gỗ…

Duy có một tài nguyên là nước thì gần như chưa ai chú ý, nhất là những nước đang phát triển, nắng lắm mưa nhiều, trình độ dân trí thấp. Nước có mặt ở khắp nơi, ngay trong cơ thể ta cũng 70% là nước, trái đất ¾ là nước, ao hồ, sông suối, biển mênh mông nước. Nước còn tự tái tạo, dù bẩn đến đâu, nước bay hơi rồi tụ lại thành mưa, lại có nước sạch. 

Nước nhiều lại có thể tự tái tạo như vậy nên vấn để tiết kiệm nước, từ hàng ngàn đời nay ở nước ta, chưa được đặt ra hoặc có đặt ra thì cũng chỉ là lời cảnh báo xa xôi. 

Chúng ta quen chống lụt, “ nghiêng đồng đổ nước ra sông”, thảng hoặc mới phải “ vắt đất ra nước, thay trời làm mưa.”. Điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Nước ta là một trong những nước trên thế giới sử dụng lãng phí nước nhất, tội lãng phí nước gần như chưa bị lên án trong cả luật pháp lẫn đạo đức xã hội.

Nhưng thực tế khắc nghiệt hơn chúng ta tưởng. Việt Nam là một trong những quốc gia khan hiếm nước đang bị xa mạc hóa. Hơn 2/3 nước của các sông, suối là nguồn nguồn từ nước ngoài. Hàng năm, một nửa nước Việt Nam rơi vào nắng nóng, khô hạn suốt 6 tháng. 

Cũng hàng năm, hàng triệu người Việt Nam thiếu nước uống, chưa kể cây trồng và gia súc không có nước. Do thiếu nước, trên 10 triệu héc ta đất của Việt Nam đang bị sa mạc hóa. 

Tầng nước ngầm của Việt Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên bị ô nhiễm, cạn kiệt dần do giếng bơm, nước tưới cà phê phá hỏng. 

Nước ta hiện có gần 500 hồ chữa thì một nửa trong số đó đang bị sụt lún, nứt vỡ, không chỉ không thể tích nước an toàn mà còn đe dọa tính mạng của con người. Và nguy hiểm hơn, tất cả các dòng sông, nhất là các dòng sông nội địa đều bị ô nhiễm nặng. 

Không còn con sông nào quanh khu vực Hà Nội có thể dùng làm nước sinh hoạt cho người. Nhiều sông, hồ ô nhiễm đến mức cá, tôm và các loại thủy sản không thể sống nổi.

Trong khi đó, người Hà Nội lãng phí nước vào loại nhất nước. Theo một thống kê, trung bình mỗi năm, ngươig Hà Nội cho chảy ra môi trường 40.000 m3 nước sạch do rỏ rỉ, vỡ đường ống, không đóng vòi khi dùng xong (Chỉ cần một người đánh răng không khóa vòi nước khi thao tác, tiêu tốn 20 lít nước). Sự kiện 10 lần vỡ ống đẫn nước của nhà máy nước mặt sông Đà, tốn phí hàng nghìn m3 nước. 

Hậu quả lâu dài của tình trạng lãng phí nước đã khiến người dân Hà Nội không được cung cấp đủ nước, công ty cấp nước luôn lỗ, các sông quanh Hà Nội đều bị ô nhiễm nặng, gần 50 hồ nước đang bị đe dọa biến mất trên bản đồ, mặt bằng Hà Nội đang bị lún dần do khai thác nước ngầm quá mức, nhiều giếng nước nhiễm độc nặng nề.


XỬ LÝ NƯỚC CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ

Hấp phụ được ứng dụng trong quá trình xử lý nước cấp phổ biến được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Là quá trình giữ lại có chọn lọc các cậu tử có trong pha khí hay pha lỏng lên bề mặt chất rắn. Bề mặt của chất rắn có khuynh hướng giữ lại các cấu tử trong pha khí và pha lỏng bao quanh nó, đồng thời các cấu tử cần được hấp phụ phải có khả năng liên kết đặc biệt với bề mặt chất rắn.
Các phương pháp hấp phu trong xử lý nước cấp:

1. Hấp phụ vật lý

là do lực tương tác của các cấu tử cần hấp phụ và bề mặt chất rắn lớn hơn lực tương tác giữa các cấu tử với các phân tử trong pha lỏng, tạo nên sự dính bám giữa các cấu tử lên bề mặt ngoài của chất rắn. quá trình này đi kèm với hiện tượng tỏa nhiệt. Quá trình đạt cân bằng khí áp suất riêng phần của các chất bị hấp phụ với áo suất riêng phần của pha lỏng cân bằng nhau. Nếu hạ thấp áp suất hoặc tăng nhiệt độ, chất hấp phụ sẽ bị nhả hấp

2. Hấp phụ hóa học

là kết quả của sự tương tác hóa học giữa chất rắn và chất bị hấp phụ. Nhiệt xảy ra trong quá trình phản ứng là nhiệt hóa học và thường rất lớn.Quá trình hấp phụ không thuận nghịch
Phương pháp hấp phụ được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước cấp và loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan.

Ưu điểm: 

Là phương pháp hiệu quả cao ( 80 - 95 % ), chất hấp hụ phổ biến nhất là than hoạt tính
Quá trình hấp phụ có thể tiến hành một bậc hoặc nhiều bậc
Hấp phụ 1 bậc được ứng dụng khi chất hấp phụ có giá rẻ hoặc chất thải của sản xuất. Quá trình hấp phụ đa bậc sẽ thu được hiệu quả hơn trong xử lý nước cấp

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ MƠI XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP KHÔNG DÙNG HÓA CHẤT

Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng báo động trên khắp thế giới, từ đó nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm vô cùng. Chính vì vậy, các tập đoàn công nghiệp lớn, những công ty chế tạo nguyên liệu đến các nhà máy sản xuất hóa chất đều xây dựng hệ thống xử lý nước thải của mình để tái sử dụng. Điều đó tạo cơ hội cho ngành công nghệ xử lý nước thải ngày càng phát triển, điển hình như công ty Axine Water Technologies của Canada.
Theo tạp chí Forbes, Axine vừa phát triển một phương pháp xử lý nước an toàn do không sử dụng hóa chất, có thể thay thế cho các biện pháp làm sạch nước hiện hành vốn dùng ôzôn, hyđrô peroxít và thuốc tím để trung hòa các hợp chất có hại. Theo đó, hệ thống của Axine sử dụng một lớp màng phủ ôxít kim loại để tạo ra các gốc tự do hydroxyl phản ứng với các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. Quá trình ôxy hóa này có thể biến đổi các hợp chất hữu cơ độc hại thành các nhân tố như hyđrô, nitơ và ôxy.


Điều kiện để hệ thống vận hành hiệu quả là cần có nguồn điện và dòng chảy của nước thải phải chậm (dòng nước đi qua hệ thống càng chậm thì mức độ khử sạch các chất độc hại càng cao). Hệ thống đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các công ty khai khoáng, đặc biệt là bộ phận khai thác dầu mỏ và khí đốt vốn tiêu thụ một lượng lớn nước sạch và có tiếng là gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Theo Jonathan Rhone, Giám đốc điều hành công ty Axine, các cuộc thử nghiệm cho thấy hệ thống tái chế nước thải mới có thể giúp khách hàng giảm ít nhất 50% chi phí xử lý nước thải so với phương pháp truyền thống. Hiện tại, công ty có rất nhiều khách hàng (chủ yếu là các công ty năng lượng, hãng sản xuất hóa chất và các doanh nghiệp quản lý nước thải) đang xếp hàng để được thử nghiệm hệ thống trong các dự án thí điểm, dự kiến khởi động từ đầu năm tới.
Để hỗ trợ cho viêc phát triển và thử nghiệm hệ thống lọc nước thải thân thiện với môi trường này Axine đã huy động tà trợ vốn lên đến 7,1 triệu USD

QUY CHUẨN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt được ban hành qui định giá trị cho phép tối đa các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả thải ra môi trường. Đối với nước thải sinh hoạt xả thải vào hệ thống xử lý nước thải thì không áp dụng quy chuẩn này
QCVN 14 : 2008/BTNMT được Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số /2008/QĐ-BTNMT ngày tháng năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.



QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khí thải ra môi trường. Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.

1.3. Giải thích thuật ngữ Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.

1.3.2. Nguồn nước tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau: Cmax = C x K Trong đó: Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam tr ên lít nước thải (mg/l);C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2 .

K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3.

Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong n ước thải cho thông số pH và tổng coliforms.

2.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Giá trị các thông số ô nhiễm l àm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt

TTThông số Đơn vị Giá trị C A B

1. pH 5 - 9 5 - 9

2. BOD5 (20 0C) mg/l 30 50

3. Tổng chất rắn lơ lửngmg/l 50 100 (TSS)

4. Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000

5. Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0

6. Amoni (tính theo N) mg/l 5 10

7. Nitrat (NONitrat (NO)(tính theo N) mg/l 30 50

8. Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20

9. Tổng các chất hoạt độngmg/l 5 10 bề mặt

10. Phosphat (POPhosphat (PO)mg/l 610(tính theo P)

11. Tổng ColiformsMPN/ 3.000 5.000100 ml

Trong đó:

- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt).

- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).

2.3. Giá trị hệ số K

Tuỳ theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo Bảng 2.

Bảng 2: Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư

Loại hình cơ sở

1. Khách sạn, nhà nghỉ

2. Trụ sở cơ quan, văn phòng, trường học, cơ sở nghiên cứu

3. Cửa hàng bách hóa, siêu thị

4. Chợ

5. Nhà hàng ăn uống, cửa hàng thực phẩm

6. Cơ sở sản xuất, doanh trại lực lượng vũ trang

7. Khu chung cư, khu dân cư

Quy mô, diện tích sử dụng của Giá trị cơ sở hệ số K Từ 50 phòng hoặc khách sạn 1 được xếp hạng 3 sao trở lên

Dưới 50 phòng 1,2 Lớn hơn hoặc bằng 10.000m2 1,0

Dưới 10.000m2 1,2 Lớn hơn hoặc bằng 5.000m2 1,0

Dưới 5.000m2 1,2 Lớn hơn hoặc bằng 1.500m2 1,0

Dưới 1.500m2 1,2 Lớn hơn hoặc bằng 500m2 1,0

Dưới 500m2 1,2

Từ 500 người trở lên 1,0

Dưới 500 người 1,2

Từ 50 căn hộ trở lên 1,0 Dưới 50 căn hộ 1,2

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC Đ ỊNH

Phương pháp xác đ ịnh giá trị các thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn của các ti êu chuẩn quốc gia hoặc ti êu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế:

- TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) Chất lượng nước – Xác định pH.

- TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989)

- Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày(BOD5) - phương pháp cấy và pha loãng

- TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.

- TCVN 6053–1995 (ISO 9696-1992) - Chất lượng nước - Xác định hàm lượng tổng chất rắn hoà tan.

- TCVN 4567-1988 - Chất lượng nước – Xác định hàm lượng gốc sunphua và sunphát.

- TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.

- TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) - Chất lượng nước – Xác định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.

- TCVN 6336-1998 (ASTM D 2330 -1988) - Phương pháp thử chất hoạt động bề mặt bằng metylen xanh.

- TCVN 6622 - 2000 - Chất lượng nước – Xác định chất hoạt động bề mặt. Phần 1: Xác định chất hoạt động bề mặt Anion bằng ph ương pháp đo phổ Metylen xanh.

- TCVN 6494-1999 - Chất lượng nước - Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hoà tan b ằng sắc ký lỏng ion.

-TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) - Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. 

Phần 1: Phương pháp màng lọc.

- TCVN 6187 2 : 1996 (ISO 9308 2 : 1990) Chất lượng nước Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt v à escherichia coli giả định

Phần 2: Phương pháp nhiều ống.

- Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons).

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Qui chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 6772:2000 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt trong Danh mục các ti êu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thải nước thải sinh hoạt ra môi trường tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.

Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn n ày. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
Theo nguồn: moitruong.com.vn