Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

CUỘC THI " NƯỚC CHO CUỘC SỐNG VÀ SỰ PHỒN THỊNH "

Sáng 21/10/2014, Ban tổ chức cuộc thi ảnh “Nước cho cuộc sống và sự phồn thịnh” đã tiến hành chấm ảnh. Tới dự lễ khai mạc có ông Cao Lại Quang – Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, ông Trần Quang Hưng - P.Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cùng sự tham gia của một số tác giả có ảnh dự thi và những người yêu mến môn nghệ thuật này.
>> Xem thêm: xử lý nước thải


  
Tác phẩm nhận giải nhất: "...Lấy mẫu nước kiểm định chất lượng" của tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng
Trải qua 3 vòng chấm ảnh công bằng và khá căng thẳng, với tinh thần làm việc nghiêm túc, Ban giám khảo cuộc thi đã chọn ra được 1 giải nhất, 2 giải Nhì, 5 giải Ba, 5 giải Khuyến khích.
Hội đồng giám khảo cũng đã lựa chọn 100 bức ảnh đẹp nhất để trao giải và trưng bày tại Triển lãm VIETWATER 2014 – triển lãm quốc tế lớn nhất về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải tại Việt Nam diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 12 – 14/11/2014 enviroment science.
Cuộc thi do Trung ương Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam đã phối hợp với Câu lạc bộ Ảnh báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam phát động nhằm tôn vinh vai trò của nước, thể hiện tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống thường ngày, cũng như hình ảnh người lao động trong ngành cấp thoát nước Việt Nam, những ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong quy trình xử lý nước thải, những tác động của con người đối với nước và nước đối với con người ở mọi góc độ của cuộc sống.
Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được gần 600 bức ảnh của các tác giả chuyên và không chuyên đến từ khắp mọi miền trong cả nước với nhiều thể loại khác nhau và nội dung vô cùng phong phú. 
Đây là lần đầu tiên cuộc thi được phát động và dự kiến mỗi năm sẽ tổ chức một lần với mong muốn truyền đi thông điệp về tầm quan trọng của Nước đối với cuộc sống con người, đồng thời kêu gọi mọi người chung tay bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này.
Các thành viên Ban giám khảo đánh giá, đa số các ảnh gửi dự thi cuộc thi năm nay đều có chất lượng khá tốt, cuộc thi tuy mới tổ chức lần đầu nhưng đã thành công tốt đẹp.
PGS.TS Ứng Quốc Dũng – Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam, Trưởng ban tổ chức kiêm trưởng Ban giám khảo cuộc thi cho biết: Trong số gần 600 bức ảnh gửi về BTC, tất cả đều có chất lượng và bám sát chủ đề của cuộc thi.
Nói về tác phẩm đoạt giải nhất, PGS.TS Dũng cho biết thêm: “Tác phẩm đoạt giải nhất đã thể hiện được một cách sinh động chân dung của người lao động trong ngành nước Việt Nam - miệt mài, cẩn trọng, áp dụng khoa học tiến bộ để xem xét, đánh giá chất lượng nước trước khi phát nguồn nước này vào hệ thống để cấp cho cộng đồng.
TS. Nhà báo Đồng Xuân Thụ - P.Tổng biên tập Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam lại chia sẻ ấn tượng với tác phẩm đoạt giải nhì "Nước với tăng gia sản xuất tại quần đảo Trường Sa" của tác giả Huy Thịnh. Vì qua đó chúng ta hiểu được nước ngọt  thật là quý giá nhất là ở những vùng biên giới, hải đảo, hơn nữa nó còn mang ý nghĩa chính trị rất lớn.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng, người đã đoạt cả giải nhất và giải nhì của cuộc thi không giấu được xúc động: “Mình rất bất ngờ, không tin là là lại nhận được 2 giải cao như vậy. Cảm giác thật hạnh phúc.”
Triển lãm Ảnh “Nước cho cuộc sống và sự phồn thịnh” chắc chắn sẽ đem đến cho cộng đồng những hình ảnh đẹp hàm chứa nhiều ý nghĩa, hướng hướng đến một cuộc sống ngày càng tốt đẹp, phồn vinh hơn. Sau đây là danh sách 13 tác phẩm xuất sắc đã đoạt giải cuộc thi:
Tác phẩm nhận giải nhất: ...Lấy mẫu nước kiểm định chất lượng của tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng
Tác phẩm nhận giải nhất: "...Lấy mẫu nước kiểm định chất lượng" của tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng
Tác phẩm nhận giải nhì: ...
Tác phẩm nhận giải nhì: "...theo dõi sơ đồ áp lực phân bổ nước phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân thành phố" cũng của tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng
Tác phẩm nhận giải nhì: Nước với tăng gia sản xuất tại quần đảo Trường Sa - tác giả Huy Thịnh
Tác phẩm nhận giải nhì: "Nước với tăng gia sản xuất tại quần đảo Trường Sa" - tác giả Huy Thịnh
Thiếu nước sinh hoạt của đồng bào dân tộc Mông (giải 3) - tác giả: Phùng Đặng Hùng
"Thiếu nước sinh hoạt của đồng bào dân tộc Mông" (giải 3) - tác giả: Phùng Đặng Hùng
Thiếu nước sinh hoạt của đồng bào dân tộc Mông (giải 3) - tác giả: Phùng Đặng Hùng
Nước sinh hoạt đã về với bà con ở Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai và vùng ATK của tỉnh Thái Nguyên (giải 3) - tác giả: Phùng Văn Trung
Tắm mát (giải 3) - tác giả: Ngô Đình Hòa
"Tắm mát" (giải 3) - tác giả: Ngô Đình Hòa
Dọn kênh rạch Cà Bồn (giải 3) - tác giả: Thân Tình
"Dọn kênh rạch Cà Bồn" (giải 3) - tác giả: Thân Tình
Vệ sinh môi trường (giải 3) - tác giả: Thân Tình
"Vệ sinh môi trường" (giải 3) - tác giả: Thân Tình
Làm vệ sinh ống nước  (giải Khuyến khích) - tác giả: Tạ Ngọc Xuân
"Làm vệ sinh ống nước"  (giải Khuyến khích) - tác giả: Tạ Ngọc Xuân
Thỏa cơn khát  (giải khuyến khích) - tác giả: Trần Thanh Hải
"Thỏa cơn khát"  (giải khuyến khích) - tác giả: Trần Thanh Hải
Lễ rửa tượng sông Hồng, Thanh Trì (giải khuyến khích) - tác giả Nguyễn Quý Đạt
"Lễ rửa tượng sông Hồng, Thanh Trì" (giải khuyến khích) - tác giả Nguyễn Quý Đạt
Cuộc sống  (giải khuyến khích) - tác giả: Trần Văn Túy
"Cuộc sống"  (giải khuyến khích) - tác giả: Trần Văn Túy
Hệ thống lắp đặt đường ống nước Nhà Bè (giải khuyến khích) - tác giả: Trần Xuân Sơn
"Lắp đặt hệ thống đường ống nước Nhà Bè" (giải khuyến khích) - tác giả: Trần Xuân Sơn

Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

TƯ VẤN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP

Vận hành hệ thống xử lý nước cấp đúng cách, sẽ giúp cho hệ thống kéo dài tuổi thọ, lượng nước đầu ra ổn định, tránh tình trạng xuống cấp hư hỏng, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí lâu dài.

tu van giam sat moi truong Tư vấn vận hành hệ thống xử lý nước cấp
Chính vì vậy các doanh nghiệp đang có nhu cầu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước cấp, có thể gọi cho chúng tôi tư vấn vận hành hệ thống xử lý nước cấp miễn phí. 
>> Xem thêm: xử lý nước thải
Với hệ thống đội ngũ là các kĩ sư có chuyên môn kĩ thuật cao enviroment science , xuất phát là các sinh viên, giảng viên ưu tú các trường đại học trong thành phố, thêm vào đó với nhiều năm kinh nghiệm trong việc lắp đặt, thi công, thiết kế, vận hành, giám sát các công trình xử lý nước cấp. Quý doanh nghiệp có thể yên tâm trong việc lựa chọn chúng tôi làm đối tác.
Công ty chúng tôi chuyên tư vấn vận hành hệ thống xử lý nước thải sau:
- Xử lý nước thải sinh hoạt, khu đô thị, chung cư, nhà hàng, khách sạn, trường học,… với công nghệ SBR, MBR.
- Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với công nghệ AAO.
- Xử lý nước thải nhà máy, khu công nghiệp tập trung với các công nghệ hiện đại.
Tại sao nên lựa chúng tôi để tư vấn giám sát hệ thống của quý doanh nghiệp:

– CHẤT LƯỢNG: Chúng tôi đảm bảo chất lượng trên từng công trình chúng tôi tư vấn vận hành.
– THỜI GIAN: Chúng tôi luôn nỗ lực để tư vấn vận hành sao cho việc vận hành luôn dễ dàng cho mọi doanh nghiệp.
– TIẾT KIỆM: Việc vận hành hệ thống xử lý nước cấp của quý khách sẽ được chúng tôi tư vấn chặt chẽ và nhanh chóng, đồng thời tiết kiệm chi phí cho quý doanh nghiệp .
– UY TÍN: Là những người giảng viên UY TÍN trong các trường đại học, những điều chúng tôi dạy cho sinh viên đầu tiên là phải UY TÍN.Chúng tôi cũng vậy, luôn đảm bảo hệ thống của quý doanh nghiệp đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Chúng tôi cam kết gì với quý doanh nghiệp ?
- Vận hành với chi phí tiết kiệm nhất
- Bảo dưỡng thiết bị đúng quy trình nhằm tăng cường tuổi thọ thiết bị.
- Đội ngũ giàu kinh nghiệm, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Ngoài ra, công ty chúng tôi còn tư vấn các dịch vụ về môi trường, xin giấy phép về môi trường và kiểm định an toàn thiết bị, cung cấp hóa chất EMTECH- GREEN xử lý nước,..

CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT

Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.com

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

PHƯƠNG PHÁP ION - XỬ LÝ NƯỚC CẤP

Phương pháp trao đổi ion được sử dụng rộng rãi trong các quá trình xử lý nước thải cũng như nước cấp.

Trong xử lý nước cấp, phương pháp này thường được sử dụng để khử các muối, khử cứng, khử khoáng, khử màu, khử kim loại, các ion kim loại nặng và các ion kim loại có trong nước.
Trong xử lý nước thải, phương pháp trao đổi ion được sử dụng để loại ra khỏi nước các kim loại (kẽm, đồng, crom, chì, thủy ngân….), các hợp chất của asen, photpho, xianua và các chất phóng xạ. Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị với độ làm sạch nước cao.

1. Cơ sở của phương pháp:

 Là quá trình trao đổi ion gồm các phản ứng hóa học đổi chỗ (phản ứng thế) giữa các ion trong pha lỏng và các ion trong pha rắn (là nhựa trao đổi). Qúa trình này phụ thuộc vào từng loại nhựa trao đổi và các loại ion khác nhau.
Có hai phương pháp sử dụng trao đổi ion với lớp nhựa chuyển động, vận hành và tái sinh liên tục; và trao đổi ion với lớp nhựa trao đổi đứng yên, vận hành và tái sinh gián đoạn. Trong đó trao đổi ion với lớp nhựa tĩnh là phổ biến nhất.
>> Xem thêm: xử lý nước thải

2. Phân loại vật liệu trao đổi ion:

- Lọai cationit
a. Vô cơ
  • Tự nhiên (zeolit, khoáng sét).
  • Tổng hợp (zeolit tổng hợp, permulit, silicat tổng hợp).
b. Hữu cơ
  • Tự nhiên (than bùn, ligin).
  • Than sunfon hóa.
  • Tổng hợp (nhựa trao đổi ion trên cơ sở phản ứng trùng ngưng polymer hóa).
- Loại anionit
a. Vô cơ
  • Tự nhiên (dolomite, apatit, hydroxyl apatit).
  • Tổng hợp (silicat của kim loại nặng).
b. Hữu cơ
  • Tổng hợp (nhựa trao đổi ion).

3. Tính năng thuận nghịch của phản ứng trao đổi ion:

Phản ứng trao đổi ion hệ thống xử lý nước thải là phản ứng thuận nghịch. Dựa trên tính chất này người ta dùng dung dịch chất hoàn nguyên, thông qua chất trao đổi ion đã mất hiệu lực để khôi phục năng lực trao đổi của nó.

4. Tính acid, kiềm:

Tính năng của chất Cationit RH và chất Anionit ROH, giống chất điện giải acid, kiềm.

5. Tính trung hòa và thủy phân:

Tính năng trung hòa và thủy phân của chất trao đổi ion giống chất điện giải thông thường.

6. Tính chọn lựa của chất trao đổi ion:

Ở hàm lượng ion thấp trong dung dich, nhiệt độ bình thường, khả năng trao đổi tăng hóa trị của ion trao đổi tăng.

7. Xử lý các chất độc hại trong nước bằng phương pháp trao đổi ion

  1. Xử lý amoni enviroment science (NH4+) trong nước ngầm.
Nghiên cứu xử lý amoni trong nước ngầm ứng dụng kỹ thuật trao đổi ion trên vật liệu trao đổi ion là nhựa cationit; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi amoni là nồng độ amoni trong nước đầu vào, tốc độ dòng chảy, độ cứng của nước và thời gian hoàn nguyên…
  1. Khử sắt trong nước ngầm.
Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị 2 (Fe 2+) là thành phần của các muôí hòa tan, hàm lượng sắt có trong các nguồn nước ngầm thường cao và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu. Nước có hàm lượng sắt cao, làm cho nước có mùi tanh và có màu vàng, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Do đó, khi mà nước có hàm lượng sắt cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn thì chúng ta phải tiến hành khử sắt.
Fe(OH)3,  FeCl3…trong đó Fe(OH)3 là chất keo tụ, dễ dàng lắng đọng trong các bể lắng và bể lọc. Vì thế,các hợp chất vô cơ của sắt hòa tan trong nước hoàn toàn có thể xử lý bằng phương pháp lý học: làm thoáng lấy oxy của không khí để oxy hóa sắt hóa trị 2 thành sắt hóa trị 3 và cho quá trình thủy phân, keo tụ Fe(OH) xảy ra hoàn toàn trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và các bể lọc.
Áp dụng quá trình khử sắt vào việc xử lý nước ngầm để cấp nước cho cộng đồng dân cư nông thôn.
Mục đích của việc xử lý nước cấp là cung cấp đầy đủ lượng nước cho quá trình sử dụng của người dân và đảm bảo an toàn về mặt hóa học. Nước có chất lượng tốt không chứa các chất gây đục, gây ra màu, mùi, vị của nước. Tóm lại, mọi nguồn nước thô sau khi qua hệ thống xử lý phải đạt: “tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt – TCVN 5501 – 1991”.
Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và tràn đầy nhiệt huyết, công ty môi trường Minh Việt tự hào là một trong các công ty hàng đầu về kỹ thuật. Với tiêu chí “uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng” và áp dụng các công nghệ xử lý hiện đại, Minh Việt tự tin cùng bạn giải quyết khó khăn. Hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.com

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP LÒ HƠI

Chất lượng nước cấp vào lò hơi có ý rất quan trọng đối với việc đảm bảo sự an toàn khi vận hành lò hơi, quyết định hiệu quả làm việc của lò hơi, và chất lượng sản phảm sản xuất. Để tránh các sự cố trong khi vận hành lò hơi do liên quan đến chất lượng nước cấp vào lò hơi, ta nên xây dựng hệ thống xử lý nước cấp lò hơi.

Nguồn nước được sử dụng là nước mặt, chất lượng nguồn nước được sử dụng để sản xuất phải đạt tiêu chuẩn an toàn về chất lượng nước cấp cho lò hơi.
Chất lượng nước sau khi được xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn yêu cầu của chủ đầu tư với các thông số cơ bản đảm bảo an toàn khi vận hành lò hơi.
>> Xem thêm: hệ thống xử lý nước thải
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP LÒ HƠI:
nuoc cap lo hoi Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP LÒ HƠI:
Nước sông được bơm từ trạm bơm qua các song chắn rác được dẫn về hệ thống xử lý (HTXL). Nước đầu được đưa vào enviroment science  bể keo tụ tạo bông. Tại đây hệ các hóa chất gồm PAC, NaOH, và Polymer được đưa vào giúp keo tụ các hạt lơ lửng trong nước thành các bông cặn có kích thước lớn, đồng thời giảm một phần đáng kể hàm lượng sắt, mangan, sunfat, muối khoáng có trong nước. Nước sẽ tự chảy qua bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực các bông keo có trọng lượng lớn sẽ dễ dàng tách khỏi nước, lắng xuống phần đáy thiết bị, nước trong chảy sangngăn trung gian,xử lý nước thải tại đây bơm lọc sẽ bơm qua cụm thiết bị lọc áp lực, với thành phần là sỏi, cát thạch anh giúp loại bỏ các hạt cặn và các chất lơ lững còn xót lại trong quá trình lắng, đồng thời tạo độ trong cho nước. Dòng nước tiếp tục chảy qua cụm 2 thiết bị trao đổi ion, vật liệu trao đổi là hạt cationit R-Na. Đây là quá trình làm mềm nước và loại bỏ một số cation có hại dựa trên tính chất của một số chất không tan hoặc hầu như không tan trong nước (cationit), nhưng có khả năng trao đổi ion, khi ngâm trong nước các chất này hấp thụ cation của muối hòa tan lên bề mặt hạt và nhả vào nước một số lượng tương đương cation đã được cấy lên bề mặt hạt từ trước. Trong quá trình này, các ion gây nên độ cứng trong nước sẽ được loại ra khỏi nước. Sau một thời gian xử lý, các hạt cationit sẽ bị bão hòa bởi các cation của các muối hòa tan trong nước, do đó lúc này cần tái sinh các hạt cationit.
Áp lực dòng nước tiếp tục đẩy qua hai cột lọc tinh được lắp song song (5 µm). Tại đây nước được lọc tinh thông qua bộ lọc 20” có kích thước 5 µm nhằm loại bỏ những tạp chất lơ lửng bé có kích thước > 5 µm tạo cho nước có độ trong tốt nhất, đảm bảo cho khả năng hoạt động ổn định của hệ thống thẩm thấu ngược (RO). Nước sau lọc tinh đã hoàn toàn được khử cứng và chảy vào bể chứa nước mềm.
Tại bể chứa nước mềm, bơm cấp sẽ tiếp tục đưa nước qua hai cột lọc tinh có kích thước 0.5 µm nhằm đảm bảo chất lượng nước cho hệ thống RO, giúp tăng tuổi thọ hoạt động và chất lượng nước đầu ra. Bơm cao áp với áp lực nước cực mạnh sẽ đẩy nước vào hệ thống RO. Hệ thống thẩm thấu ngược (RO) (gồm 14 màng RO được lắp trong 7 vỏ) là quá trình xử lý quan trọng trong việc quyết định chất lượng nước thành phẩm. Tại đây dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu, màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion hóa trị một còn lại có trong nước, đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh khiết cao. Nước sau qua hệ thống RO được chứa trong bể chứa nước thành phẩm sạch đạt tiêu chuẩn cấp vào sử dụng cho lò hơi.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

"Có qua thì có lại" chuyện nước sạch?

Trong cùng một hẻm mà các hộ dân phía sau phải mua nước sạch từ các hộ dân đầu hẻm với giá lên gần 19.000 đồng/m3 nước. 
* Trong hẻm 142x Huỳnh Tấn Phát (P.Phú Mỹ, Quận 7) có gần 20 hộ dân, qua khảo sát được biết rằng: "chúng tôi phải mua nước từ các hộ dân đầu hẻm với giá lên đến gần 20.000 đồng/m3 nước. 
Chúng tôi dẫn nước về từng hộ gia đình bằng đường ống nhỏ tự mua, tự lắp đặt. Những đường ống này là ống nhựa, lại được dẫn qua các con mương nên nước trong ống có thể bị nhiễm bẩn, không an toàn".
Ban ngày, nhiều hộ cùng sử dụng chung một đường ống nên áp lực nước rất yếu. Ban đêm lại phải khóa đường ống, sợ áp lực nước lớn làm vỡ đường ống.  Các hộ dân chúng tôi đã liên hệ với Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè, mong mỏi công ty lắp đặt đường ống chính thức để được sử dụng nước sạch đúng giá nhưng đến nay chưa được giải quyết. 


Ông Võ Nhật Trân - phó giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè, cho biết: “Các hộ dân này giao dịch đi lại nước từ nhà một hộ dân nhưng đồng hồ tổng này do công ty chúng tôi quản lý. Còn giá nước là do các hộ dân sử dụng chung đồng hồ nước tự thỏa thuận với nhau. Trước mắt, một hộ dân ở đây sẽ đứng ra đại diện và liên hệ gửi nhờ đồng hồ ngoài đầu hẻm, phía chúng tôi sẽ gắn thêm một đồng hồ nước tập thể nữa để giảm áp lực nước của đồng hồ cũ. Các hộ dân cần bổ sung hộ khẩu, KT3 tại khu vực này để được tính giá nước theo quy định”. 
Như dự định sắp tới, Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè sẽ khảo sát, lập bản vẽ gửi Phòng quản lý đô thị. Nếu khu vực này không thuộc quy hoạch, giải tỏa, công ty sẽ lắp đặt mạng lưới cấp nước và gắn đồng hồ nước cho từng hộ dân. Khu vực nào giải tỏa sẽ gắn đồng hồ tổng. Công ty sẽ cố gắng hoàn thành mạng lưới cấp nước cho khu vực trong năm nay".

Bà con Cơ Tu nhận nước sạch miễn phí

Cấp nước sạch miễn phí cho bà con dân tộc Cơ Tu, thôn Pa Lan (xã La Ê, Nam Giang, Quảng Nam) là một trong những cố gắng không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ Ðoàn Kinh tế Quốc phòng (KT - QP) 207 thuộc Quân khu 5. Việc cấp nước sạch giúp đồng bào vùng biên hạn chế được dịch bệnh.
Ðời sống kinh tế của bà con ở đây theo phương thức tự cung, tự cấp với một mùa phát nương, rồi làm rẫy. Người dân vẫn mang nặng phong tục tập quán bản địa như: thói quen uống nước suối chưa qua nấu chín. Những năm trở lại đây, tình trạng khai thác khoáng sản ồ ạt ở đầu nguồn các con sông đã khiến cho nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường ruột, dịch tả, đau mắt... Nhận thấy điều đó, Ðoàn KT - QP 207 đứng chân trên địa bàn đã tìm cách thay đổi nếp sống này của bà con, trước hết là phải có nguồn nước sạch để bà con sử dụng.
Người dân lấy nước sạch về sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Người dân lấy nước sạch về sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày
Từ đó, nguồn nước ban đầu được qua hệ thống xử lý nước cấp làm sạch đạt chuẩn sau đó phát miễn phí cho bà con uống. Ðại tá Trần Văn An, Ðoàn trưởng Ðoàn KT - QP 207 cho biết: "Chúng tôi đưa một nguồn nước tự chảy về trung tâm Ðoàn qua hệ thống lọc rồi đưa về khu dân cư để bà con sử dụng. Còn nguồn nước ngầm thì được xử lý qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược LO bảo đảm chất lượng vệ sinh để bà con uống. Sau khi hình thành hệ thống nước lọc tinh khiết cấp cho người dân, tình hình bệnh tật và đau ốm giảm hẳn". 
Ðoàn KT - QP 207 đang xây dựng nhà tắm công cộng để bà con tắm rửa, giặt đồ. Nhà tắm được thiết kế hai phòng nam nữ riêng biệt, kín đáo. Ước tính tổng trị giá đầu tư công trình nước sạch, nước uống tinh khiết và xây dựng nhà tắm công cộng tại thôn Pa Lan, xã La Êê gần 2,5 tỷ đồng. Ðây cũng là một trong những cách làm hay của Ðoàn KT - QP để người dân tiếp cận dần với lối sống văn hóa, văn minh. 
Sử dụng trạm y tế là điểm để lấy nước của cả làng, vì trạm nằm ngay trung tâm của thôn Pa Lan. Vẫn như mọi hôm, khi nhà hết nước uống, bà A Lăng Ghí (60 tuổi) lại đến trạm y tế lấy nước. Bà kể: "Từ ngày có nước uống của cán bộ Ðoàn KT - QP 207, cả làng mừng lắm, vì không phải đi xa lấy nước. Nhất là trong những ngày mưa lũ, nước đục mà đường thì sạt lở. Nước còn được cán bộ kéo về tận nhà. Năm nay, dân làng không phải lo nước nữa". 
Mặc dù cấp phát nước uống miễn phí, nhưng cán bộ Ðoàn KT - QP vẫn gặp nhiều khó khăn khi mới bắt đầu triển khai. Khó khăn nhất là tư tưởng của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động được các cán bộ, chiến sĩ Ðoàn KT-QP 207 đặt lên hàng đầu. Nói một lần không được thì nói nhiều lần, nói mãi rồi bà con cũng nghe và hiểu. 
Được sự vận động, thực hiện trước từ các già làng tới bà con trong thôn tin tưởng hơn. Ðoàn KT - QP 207 đã cấp cho mỗi hộ một bình đựng nước 20 lít để sử dụng. Ðến nay, cả thôn Pa Lan đã quen việc đến lấy nước sạch về sử dụng.