Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

I. TỔNG QUAN


Ngành kinh doanh phát triển nhà hàng khách sạn ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ đầu những năm 90 , khi Việt Nam mở cửa, mở rộng quan hệ họp tác quốc tế đa phương và bước vào nền kinh tế thị trường. Tính đến hiện nay TP.HCM hiện có 641 khách sạn với 17,646 phòng.




Tuy nhiên song song với sự phát triển vượt bậc đó vẫn tồn tại những vấn đề nan giải cho các nhà kinh doanh đó là vấn đề xử lý nước thải nhà hàng khách sạn


Vậy nước thải nhà hàng khách sạn là gì ? và có những tính chất như thế nào ?

Nước thải nhà hàng khách sạn thực chất được xem là nước thải sinh hoạt được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người trong các dịch vụ nhà hàng khách sạn như: ăn uống, vệ sinh, giặt giủ, tẩy rửa…

Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các văn phòng làm việc của công nhân viên.

Nước thải sinh hoạt nhà hàng khách sạn chủ yếu từ các nguồn tắm giặt, nước nhà bếp do đó thành phần đặc trưng các loại nước thải này bao gồm: chất tẩy rửa, mỡ, amonia, cặn lơ lửng, chất hữu cơ tan, vi khuẩn…



Nước thải nhà hàng khách sạn cũng không ổn định về lưu lượng phụ thuộc vào từng thời điểm trong ngày và phụ thuộc vào người sử dụng

Vì vậy khi thiết kế quy trình và hệ thống xử lý nước thải nhà hàng khách sạn phải giải quyết được những vấn đề trên.


II. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà hàng khách sạn





Thuyết minh quy trình hệ thống xử lý nước thải nhà hàng khách sạn:

Như đã khảo sát và phân tích ban đầu hệ thống xử lý nước thải nhà hàng khách sạn có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính:

· Nước thải từ hoạt động ăn uống, chế biến thức ăn và vệ sinh của Khách sạn.


· Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các văn phòng làm việc của công nhân viên.


Cả hai nguồn thải đều được dẫn về cụm bể gom- tách mỡ trước khi được bơm vào bể điều hòa. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải, các thành phần rắn có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy thiết bị, các chất dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt do trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, dưới tác dụng của trọng lực và cơ cấu hướng dòng sẽ nổi lên trên bề mặt, phần nước trong sẽ từ bên dưới chảy sang ngăn trung gian, phần dầu mỡ định kỳ được công nhân vận hành vớt và thải bỏ đúng quy định. Sau đó nước thải bơm chìm bơm sang bể điều hòa.


Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên cụm Bể sinh học thiếu khí ( Anoxic)- bể Arotank


Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3. Trong bể Arotank, bố trí một ngăn chứa hệ màng MBR, mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua giúp. Điều này giúp loại bỏ các loại vi sinh trong nước thải mà không cần quá trình khử trùng thông thường. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, giúp duy trì mật độ vi sinh cao làm hiệu suất xử lý tăng và tiết kiệm diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải lên đến 50%. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa trung gian và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc.


Nước sau khi được hút từ bơm hút ra ngoài, trên đường ống dẫn ra ngăn trung gian bơm định lượng bơm hóa chất khử trùng vào.Hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục, sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận .

Hệ thống xử lý nước thải nhà hàng khách cho giá trị nước sau xử lý đảm bảo đạt giá trị C cột A – QCVN 14 : 2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét