Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

CON NGƯỜI SẼ SỐNG SAO KHI NGUỒN NƯỚC NGÀY CÀNG Ô NHIỄM ?

Hiện nay nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, không những ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trong tương lai. Không những thế biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp,Trái Đất đang dần nóng lên, hãy thử suy nghĩ chúng ta sẽ sống thế nào khi cả nước rơi vào tình trạng khô hạn như miền Trung nhất là Bình Thuận hiện nay, các sông ở Nam Bộ bị xâm mặn, các sông ở đồng bằng sông Hồng và Hà Nội bị ô nhiễm và bồi lắp dần?

Chúng ta sống như thế nào đây khi các nước láng giềng ngăn sông xây đập để giữ nước lại ? Chúng ta sẽ sống thế nào đây khi 12 triệu dân ở ĐBSCL không còn nhà cửa, ruộng vườn, nguồn sống ? Đó là những câu hỏi đặt ra trong ngày nước thế giới năm nay.


Càng ngày, người ta càng lo lắng sẽ đến một ngày mọi tài nguyên trên trái đất đều cạn kiệt và để đề phòng thảm họa đó, người ta bắt đầu tiết kiệm, để dành tài nguyên, tranh thủ dùng các tài nguyên có thể tái tạo được như điện gió, điện mạt trời, dùng lại rác thải, trồng rừng lấy gỗ…

Duy có một tài nguyên là nước thì gần như chưa ai chú ý, nhất là những nước đang phát triển, nắng lắm mưa nhiều, trình độ dân trí thấp. Nước có mặt ở khắp nơi, ngay trong cơ thể ta cũng 70% là nước, trái đất ¾ là nước, ao hồ, sông suối, biển mênh mông nước. Nước còn tự tái tạo, dù bẩn đến đâu, nước bay hơi rồi tụ lại thành mưa, lại có nước sạch. 

Nước nhiều lại có thể tự tái tạo như vậy nên vấn để tiết kiệm nước, từ hàng ngàn đời nay ở nước ta, chưa được đặt ra hoặc có đặt ra thì cũng chỉ là lời cảnh báo xa xôi. 

Chúng ta quen chống lụt, “ nghiêng đồng đổ nước ra sông”, thảng hoặc mới phải “ vắt đất ra nước, thay trời làm mưa.”. Điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Nước ta là một trong những nước trên thế giới sử dụng lãng phí nước nhất, tội lãng phí nước gần như chưa bị lên án trong cả luật pháp lẫn đạo đức xã hội.

Nhưng thực tế khắc nghiệt hơn chúng ta tưởng. Việt Nam là một trong những quốc gia khan hiếm nước đang bị xa mạc hóa. Hơn 2/3 nước của các sông, suối là nguồn nguồn từ nước ngoài. Hàng năm, một nửa nước Việt Nam rơi vào nắng nóng, khô hạn suốt 6 tháng. 

Cũng hàng năm, hàng triệu người Việt Nam thiếu nước uống, chưa kể cây trồng và gia súc không có nước. Do thiếu nước, trên 10 triệu héc ta đất của Việt Nam đang bị sa mạc hóa. 

Tầng nước ngầm của Việt Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên bị ô nhiễm, cạn kiệt dần do giếng bơm, nước tưới cà phê phá hỏng. 

Nước ta hiện có gần 500 hồ chữa thì một nửa trong số đó đang bị sụt lún, nứt vỡ, không chỉ không thể tích nước an toàn mà còn đe dọa tính mạng của con người. Và nguy hiểm hơn, tất cả các dòng sông, nhất là các dòng sông nội địa đều bị ô nhiễm nặng. 

Không còn con sông nào quanh khu vực Hà Nội có thể dùng làm nước sinh hoạt cho người. Nhiều sông, hồ ô nhiễm đến mức cá, tôm và các loại thủy sản không thể sống nổi.

Trong khi đó, người Hà Nội lãng phí nước vào loại nhất nước. Theo một thống kê, trung bình mỗi năm, ngươig Hà Nội cho chảy ra môi trường 40.000 m3 nước sạch do rỏ rỉ, vỡ đường ống, không đóng vòi khi dùng xong (Chỉ cần một người đánh răng không khóa vòi nước khi thao tác, tiêu tốn 20 lít nước). Sự kiện 10 lần vỡ ống đẫn nước của nhà máy nước mặt sông Đà, tốn phí hàng nghìn m3 nước. 

Hậu quả lâu dài của tình trạng lãng phí nước đã khiến người dân Hà Nội không được cung cấp đủ nước, công ty cấp nước luôn lỗ, các sông quanh Hà Nội đều bị ô nhiễm nặng, gần 50 hồ nước đang bị đe dọa biến mất trên bản đồ, mặt bằng Hà Nội đang bị lún dần do khai thác nước ngầm quá mức, nhiều giếng nước nhiễm độc nặng nề.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét